Cập nhật:  GMT+7

Hội thảo khoa học Quốc gia “Khởi nghĩa Tiên Động và tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử”

Ngày 29/5, UBND huyện Cẩm Khê phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Khởi nghĩa Tiên Động và tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử”.

Hội thảo khoa học Quốc gia “Khởi nghĩa Tiên Động và tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng phát biểu tại hội thảo.

Tới dự hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; PGS.TS. Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành; lãnh đạo huyện Cẩm Khê cùng một số cơ quan, đơn vị liên quan.

Khởi nghĩa Tiên Động do Nguyễn Quang Bích khởi xướng, làm tiền đề cho Tôn Thất Thuyết mở cuộc tấn công ở Huế và phong trào Cần Vương cứu nước vĩ đại. Tướng quân Nguyễn Quang Bích sinh năm 1832 tại làng Trình Phố, nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 1869, ông thi đỗ đầu khoa Kỷ Tỵ với học vị Đình Nguyên Hoàng Giáp, ông được Triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm quan với chức Tế tửu Quốc tử giám, sau đó làm Tuần phủ Hưng Hóa.

Hội thảo khoa học Quốc gia “Khởi nghĩa Tiên Động và tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử”

Toàn cảnh hội thảo

Năm 1884, Triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, nước ta chịu sự bảo hộ của Pháp. Triều đình ra lệnh triệu hồi Nguyễn Quang Bích về kinh nhậm chức mới nhưng ông đã kháng chỉ, trả lại ấn tín, quyết tâm tử thủ tại thành Hưng Hóa. Do lực lượng địch quá mạnh, ông đã cùng binh lính phá vòng vây, đưa quân về Tiên Động (xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê) phát động khởi nghĩa. Khởi nghĩa Tiên Động đã gây cho địch nhiều tổn thất, đồng thời, tạo thêm lòng tin cho phái chủ chiến trong Triều đình Huế và Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Ông được sắc phong làm Hiệp biện đại học sĩ, Lễ bộ Thượng thư, Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần. Sau đó, ông đã có kế hoạch mở rộng cuộc khởi nghĩa từ Tiên Động lên Nghĩa Lộ, lập Triều đình kháng chiến và đón Vua Hàm Nghi ra Bắc. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại nhưng đã để lại những trang sử oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng nhấn mạnh: Hội thảo khoa học Quốc gia “Khởi nghĩa Tiên Động và tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử” đã khẳng định và làm sáng tỏ hơn về Khởi nghĩa Tiên Động, đánh giá đúng vai trò, vị thế của cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp và về thân thế, sự nghiệp của Tướng quân Nguyễn Quang Bích. Đặc biệt, tạo thêm căn cứ cơ sở khoa học để đẩy mạnh việc kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương trong việc tiếp tục đầu tư, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích để Di tích Căn cứ Tiên Động ngày càng khang trang, xứng tầm với một di tích vừa mang tính văn hóa lịch sử, vừa mang tính khoa học Quốc gia; để di tích thực sự là một điểm đến về du lịch tâm linh của Nhân dân và du khách thập phương, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Khê trong thời gian tới”.

Hà Trang


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tặng cuộc sống, gieo hy vọng

Tặng cuộc sống, gieo hy vọng
2024-05-26 06:42:00

baophutho.vn Ghép tạng là cứu cánh cuối cùng để dành lại sự sống cho những bệnh nhân mà không có lựa chọn nào khác. Thực tế tại Việt Nam và trên thế giới...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long