{title}
{publish}
{head}
Nguyễn Thế Kiên là nhà thơ thế hệ 7X, quê Ý Yên, Nam Định. Đó là vùng đất trũng, dù có nhiều nghề thủ công truyền thống, nhưng từ thời Lý, Trần đã nổi danh nghề nông. Thực sự, dân ở đó giỏi làm nông. Mở mắt ra đã thấy cánh đồng, hít hà đã ngập tràn hương đất, hương lúa vùng châu thổ.
Có lẽ vì vậy, đọc thơ Nguyễn Thế Kiên, bạn đọc nhận ra “hương đồng gió nội”, (chữ của nhà thơ Nguyễn Bính trong bài thơ Chân quê). Nguyễn Bính (1918 – 1966) quê Vụ Bản, liền kề Ý Yên của Nguyễn Thế Kiên. Nhắc đến Ý Yên, là nhớ đến vùng đất học, đất văn, quê hương của 38 tiến sỹ, hoàng giáp, phó bảng, hàng trăm người có học hàm, học vị...... Đấy cũng là quê có gần 40 người là nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. “Căn cước” mỗi vùng đất góp phần bồi đắp nên “căn cước” mỗi nhà thơ, nhà văn và nói chung là các văn nghệ sỹ của vùng đất đó.
Nguyễn Thế Kiên (trái) và nhà thơ Ngô Đức Hành.
Nguyễn Thế Kiên không dấu diếm gốc gác “nhà quê” của mình. Ông đã có một tuổi thơ khó nhọc, “đánh vật” với ruộng, bùn, be bờ, tát nước, đầu vụ thì đổ ải, làm đất, cấy lúa, đến vụ thì gặt, đập, rê thóc... Những ngày nông nhàn thì dong thuyền dọc sông Hoàng Long, sông Đáy thả lưới, câu cá... vừa cải thiện bữa ăn, vừa kiếm tiền ăn học. Đến bây giờ trong nụ cười của Nguyễn Thế Kiên vẫn phả hương thơm thảo của cánh đồng.
*
Nguyễn Thế Kiên làm thơ từ sớm, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Cho đến nay, ông đã xuất bản 15 tác phẩm (thơ, trường ca, phê bình, tiểu luận văn học) và đã có khá nhiều giải thưởng văn học. Từ lâu đã “quẩy tráp” ra Hà Nội, lập nghiệp bằng nghề xuất bản phẩm văn hóa (Giám đốc Công ty Văn hóa Đất Việt), nhưng Nguyễn Thế Kiên vẫn hồn hậu “hương đồng, gió nội”. Gốc gác nhà quê chân lấm, tay bùn, tạo nên diện mạo thơ ông. Nói như nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Văn Nhượng, chân dung thơ Nguyễn Thế Kiên chính là từ làng ra phố, từ phố về làng với bao trăn trở, day dứt khôn nguôi.
Trong bức tranh quê thuần hậu Nguyễn Thế Kiên tạo nên, mới tất cả mảng màu không gian, thời gian, cảnh vật...; người đọc dễ nhận ra “đồng làng”, “đồng đất”, “vạt đồng”... xuất hiện khá. Ông quả quyết: “Đồng làng vẫn những thiết tha/ Mày tao đủ cả thế mà vắng xưa/ Ách trâu bặt nỗi đường bừa/ Bờ mương cỏ chỉ khâu thừa thãi xanh” (Ngày hoa xoan tím). Ông có những bài thơ mang tên “đồng” như Bên đồng, Gửi đồng:
...
Cứ thấy cỏ may và nắng
Là nghênh nghênh tuổi thơ về
Thảng thốt tìm lưng trâu mộng
Giật mình tiếng trống đình quê
(Mùa đột biến)
Nâng niu cánh đồng: “Đồng xanh bước ngã bước nâng/ Nón chè nải chuối là trăng rằm về/ Duyên đồng xuộm cả vòng đê/ Bụi xấu hổ giấu lá thề hẹn em” (Gửi đồng). Phải nói rằng, Nguyễn Thế Kiên nâng niu cánh đồng, đối thoại cùng cánh đồng với tất cả các cung bậc cảm xúc về cố thổ. Đúng như nhà văn đồng hương Mai Tiến Nghị nhận xét, Nguyễn Thế Kiên là “Người quê nâng niu những mảnh hồn quê”.
*
Việt Nam hiện nay vẫn là đất nước nông nghiệp, vì thế không có gì khó hiểu khi văn hóa làng, với ý nghĩa tích cực từ lâu là một thành tố không thể thiếu, tạo nên bản sắc văn hóa Việt. Hiếm có tác giả nào, dẫu sinh ra và lớn lên ở thành phố không viết về làng.
Một số tác phẩm của Nguyễn Thế Kiên.
Chính làng quê Việt Nam đã nuôi dưỡng và làm nên những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX như các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân... Về thơ có Huy Cận, Tế Hanh, Giang Nam, Nguyễn Bính... từng nổi tiếng với nhiều thi phẩm về làng; hiện nay, thời 4.0, làng quê vẫn tiếp tục là cảm hứng sáng tạo của đề tài lớn của các nhà văn, nhà thơ đương đại. Nguyễn Thế Kiên không phải là ngoại lệ, nếu chưa muốn nói, ông mê đắm nỗi làng.
Hình ảnh làng quê với vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi và thân thương, thấm sâu vào tâm thức Việt Nam từ bao đời nay. Hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình, dòng sông, con đò và người mẹ tần tảo sớm hôm hiện lên có sức sống trong các tác phẩm văn học của Nguyễn Thế Kiên. Ông đau đáu nỗi làng.
...
Ta đi mang những tấc làng
Gói vuông tròn giữa mênh mang bể đời
Lúa khoai cần mẫn nuôi người
Thẳm thiêng làng một ngôi Trời - Đất - Quê
(Làng ơi)
Từ quê ra phố ai mà không “Thương nhớ đồng quê” – như tên một bộ phim điện ảnh chính kịch Việt Nam ra mắt năm 1995 của đạo diễn Đặng Nhật Minh, do đài truyền hình NHK của Nhật Bản và hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam hợp tác sản xuất?! Thưa, điều này đã xác tín trong thơ Nguyễn Thế Kiên “Gối đầu lên những nắng mưa/ Làng tôi riêng những yêu thương một niềm”, (Gửi làng Phú Giáp của tôi); không nguôi trăn trở: “Dấu yêu trên những tròng trành/ Tím bầm mưa nắng đọng thành làng tôi” (Làng tôi).
Làng quê Việt Nam bao đời lam lũ; bù lại người làng bao giờ cũng hồn hậu “người quê chỉ có tấm lòng”. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi, dẫu vậy, người nông dân “một nắng hai sương” vẫn là những phận người vất vả. Trong con mắt tâm hồn của Nguyễn Thế Kiên, ông nhận ra sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn, nông dân: “Người quê gieo những âm thầm / Để cho mưa nắng bật mầm mà xanh”.
Để dễ cảm nhận thi ảnh “bật mầm mà xanh”, có lẽ phải liên tưởng từ hiện thực. Hai năm cả thế giới chao đảo vì COVID-19, nhưng ở Việt Nam chính là thời gian nông nghiệp khẳng định vị trí “trụ đỡ” của nền kinh tế. Năm 2023, những diễn biến phức tạp địa chính trị trên thế giới càng làm cho “hạt gạo” Việt Nam càng có tiếng nói trên thị trường lương thực toàn cầu. Đó chính là “bật mầm” của hy vọng. “Mai rồi nắng, mai rồi mưa / Ru trong chung thủy ngàn xưa nỗi làng” (Nỗi làng).
Cố nhà thơ Trần Quang Quý sinh thời có câu nói quả quyết: “Không ai bứng tôi được khỏi cố hương”. Đúng thế, quê hương là tuổi thơ ta, ký ức ta...; là tổ tiên, ông bà, bố mẹ.
Với Nguyễn Thế Kiên, quê hương trước hết là làng, là cánh đồng, là mẹ; luôn là chốn đi về, nương tựa, bấu víu: “Vẫn bàn tay mẹ vỗ lưng / À ơi, thương những chập chừng chưa qua” (Trong miền rơm mẹ).
Nguyễn Thế Kiên có nụ cười hào sảng, thơm thảo. Lập nghiệp cùng gia đình ở Hà Nội, từ lâu, bươn bả mưu sinh, “gồng gánh” Công ty Văn hóa Đất Việt, lo công ăn việc làm cho người lao động biết bao khó khăn, những lúc có thời gian nghỉ ngơi, ông lại về với thôn Phú Giáp, xã Yên Phong. Ở đó, tâm hồn ông được nghe tiếng cỏ tâm hồn cỏ cây, tiếng ếch sau mỗi cơn mùa mùa, tiếng dế lang thang tìm bạn. Ông xác quyết: “Ở đây lồng lộng bên trời / Hồn quê che một khoảng vời vợi xanh” (Nỗi làng).
Nhà thơ Nga Raxun Gamzatop từng viết: “Chẳng lẽ cái làng Đaghextan nhỏ bé lại đẹp hơn Vonizo, Cairo...?”. Đẹp hơn là chắc chắn rồi, bởi vì mỗi lần trở về làng “Trên mỗi bước đi, tôi gặp lại mình, gặp lại thời thơ ấu của tôi, gặp lại những mùa xuân, những cơn mưa, những bông hoa và những chiếc lá rụng mùa thu của tôi”. Ông khẳng định, không thể đổi làng lấy bất cứ thứ gì.
Và I.E-ren-bua (nhà thơ Nga) từng nói: “Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ yêu mái rạ nhà mình”. Không yêu làng, khó yêu được đất nước!
*
Nguyễn Thế Kiên đi từ hành trình của thể thơ tự do đến lục bát. Gần như lục bát ký thác vào tâm hồn ông. Lục bát Nguyễn Thế Kiên là bản giao hưởng về cánh đồng, hoa cỏ... với đủ sắc màu, giai điệu tiết tấu. Đó là những điệu ru của bà, của mẹ, của cánh đồng, cả những thở than, suy tư trước muôn nỗi cánh đồng. “Lòng quê – lòng mẹ nhân từ / Ta muôn nẻo phố hồn cư trú làng” (Chân đất đầu trời).
Nam Định là quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính. Hậu thế của ông có hai nhà thơ khá thành công về thể loại này. Đó là Phạm Công Trứ, Nguyễn Thế Kiên.
Nói như nhà văn Mai Tiến Nghị, cùng hoàn cảnh từ quê lên phố, nếu Nguyễn Bính đằm thắm mượt mà chân quê, lục bát gắn với tự sự để người ta chóng thuộc nhớ lâu “Hôm qua em đi tỉnh về/ hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, thì Phạm Công Trứ hùng hổ hơn nghênh mặt lên thách thức thành phố: “Nhà quê khí huyết tràn trề/ tớ đi rung cả vỉa hè Đồng Xuân”...
Nguyễn Thế Kiên nhẹ nhàng hơn “Ngược xuôi đi giữa tảo tần/ Hồn rơm vía rạ hóa thân mà thành”. Kiên chỉ thế thôi mà ra cả cuộc đời. Ông đang ký thác vào dòng thơ chân quê mà hồn vía Việt.
Theo Arttimes
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Buổi ra mắt tập di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “Anh hùng còn chi” với sự tham gia của họa sĩ Lê Thiết Cương - người bạn thân thiết của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đồng...
Vào tối 16 và 17/12, tại Nhà hát Thành phố, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TPHCM (Saigon Concert) phối hợp với Arabesque Việt Nam tổ chức công diễn vở múa ballet đương...
Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru của Hàn Quốc vừa phát động cuộc thi “Sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” với chủ đề “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới”.
Hằng năm, cứ độ tháng 11, tiết trời nắng mưa thất thường, hình ảnh mái trường làng cùng thầy cô giáo cũ hiện về trong tôi, mồn một.
Chớm đông. Dân ngụ cư như tôi nhìn gió rào rạt trên những con phố, lòng thiết tha nhớ mẹ nơi quê nhà.
Từ Sài Gòn, bạn nhắn, chỉ còn chưa tới tháng nữa là đến Noel, mọi năm thành phố trang trí rộn ràng, không khí Giáng sinh ngập khắp nẻo đường. Nay những con đường ở trung tâm...
Nghĩ cứ thương người xứ mình, lụt cứ nối lụt, chẳng tha năm nào, nên khổ cũng nối nhau giăng khắp nẻo đi đường về. Nhưng tuyệt nhiên người quê tôi không ai than vãn, dẫu dư âm...
(Thơ Võ Quang Diệm từ “Ký ức tình yêu” đến “Hương tình người xứ Nghệ”)
Sân khấu Nghệ thuật Thiên Đăng vừa phúc khảo vở kịch mới Duyên thệ (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc, cảm tác theo tiểu thuyết Bỏ vợ và Bức thư hối hận của nhà văn Hồ Biểu Chánh;...
Với những thước phim tuyệt đẹp và phong cách kể chuyện đặc sắc của hãng truyền thông danh tiếng, “The Tao of Coffee – Cà Phê Đạo”dài 45 phút đã đem đến cho khán giả quốc tế...