{title}
{publish}
{head}
Chiều đã ngả sang thu. Thu đã úa sang đông. Đông đã hồng lên những đốm nắng khiến người ta phải thương nhau, nhớ nhau, yêu nhau. Lòng dạ tôi bồi hồi níu thị xã vào trong tầm mắt. Ánh ngày còn chưa tắt, trên những lối cũ nhộn nhịp người xe. Ở đâu đó câu kinh giáo đường đổ dài trên những mái vòm lớp học một thời. Ở đâu đó con vượn đen vẫn tru trơ tiếng hót trong vườn hoa thị xã. À mà không thị xã của tôi đã lên cấp thành phố tự lâu rồi...
Ảnh minh họa
Buổi chiều cuối năm, dòng sông lặng tờ, những con thuyền bé nhỏ nép sâu vào khúc nắng. Người lái đò trầm ngâm nghiêng mình nghe sông vắng. Đâu đây đã mấy nhịp cầu. Ai đã từng ngang qua chẳng thể quên bến phà Tân Đệ, bến phà xưa đã khiến bao người mắt lệ, mỗi khi rục rịch quê hương.
Những khi giáp Tết vài chiếc phà nối đuôi nhau gồng gánh, người người, xe xe, nói nói, cười cười, tải lên hai đầu bến những niềm vui hạnh ngộ. Suốt cả thời sinh viên tôi đã quen với hình bóng những con phà và có một điều hình như ai cũng ngầm hiểu, khúc sông này, con phà này đã tạo ra sự giao thoa gắn kết giữa hai mảnh đất Thái Bình - Nam Định. Người dân ở hai đầu bến đôi khi đã chẳng biết mình thuộc về Nam Định hay Thái Bình, bởi một lẽ họ chung một khúc sông, chung một công việc, chung những niềm vui hay nỗi buồn và chung cả những hẹn ước lứa đôi...Từ khi chiếc cầu Tân Đệ như một cánh tay vươn dài, từ khi những con phà giấu vào thương nhớ, từ khi mỗi độ qua đây niềm vui hay nỗi buồn thoáng ra cứ ngỡ, cầu xây những bình minh.
Thế nhưng hình như cây cầu nào cũng mang trên mình nó những tâm tư truyền kiếp, sự cô đơn ám ảnh từ khi là những con đò. Ngày trước, khi chỉ là bến phà nối giữa đôi bờ, mỗi dịp về quê, tôi lại bươn bả lòng mình vào khúc sông này, nhìn ra chung quanh dòng phù sa chín đỏ, nhìn ra đâu đây mắt em thơ ngây...
Cầu Tân Đệ như một bờ vai vạm vỡ của người đàn ông để cho dải tóc mềm và mượt của cô gái xuân thì ghé lên mỗi buổi chiều thưa vắng. Ơi, lại là những buổi chiều thưa vắng, những chiếc xe bon bon lấp lắng nhịp cầu. Người đi về đâu, sông trôi về đâu, mà sao yêu thương vời vợi. Xẹt mau. Chẳng còn đứng mà trông nhau.
Chẳng còn đứng mà thương nhau. Chẳng còn đứng mà chờ đợi nhau. Ngày xưa, phà đã sang cầu...Cầu Tân Đệ với tôi cũng chẳng là một ngoại lệ, nó luôn ám ảnh về sự ra đi, sự trở về của biết bao lớp người. Giống như tôi biết bao lần ra đi từ bến sông này và cũng biết bao lần trở về từ cây cầu này. Nhưng với tôi, con phà cũ, khúc sông cũ và những bóng hình chưa bao giờ cũ không thể phai nhòa.Năm ấy tôi chỉ là một cậu bé từ dưới trường huyện lên học ở trường phổ thông cơ sở chuyên thị xã Thái Bình. Một đứa nhà quê với bản tính rụt rè đã khiến cho mọi thứ chung quanh tôi ngày ấy đều trở nên mơ hồ, khó nắm bắt, tôi luôn tự nhủ lòng mình phải cẩn thận, im lặng mà ngắm nhìn mà học hỏi.
Trường của tôi ngày ấy lọt thỏm trong khu giáo dân, những lớp học bé xíu, những mái vòm lớp học cũng cong cong như những họa hình mà đã nhiều lần tôi an nhiên chân Chúa.Tôi học chuyên văn, lớp toàn con gái, lớp 4 lớp 7 còn có 2 bạn trai nữa nhưng từ lớp 8 trở lên đến 12 thì tôi trở thành mì chính cánh. Đó cũng là lý do mà các thầy cô thường hay thiên vị bênh vực tôi trước đám con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.Vào trường mới, bạn mới, thầy cô mới, những lớp học mới, những con đường mới. Và chương trình học của lớp mới chạy trước hẳn với chương trình học lớp cũ 1 tháng nên tôi cứ phải vất vả đuổi theo. Cô Trần Tuyết Lan dạy toán luôn phải dừng lại giảng giải cho tôi trước sự khó chịu của mấy đứa con gái.
Vài ba câu chuyện tôi mặc cái áo len đỏ cũng thật khôi hài và đáng nhớ, nhưng có lẽ chuyện tôi kể dưới đây là chuyện đáng nhớ nhất nhưng lại chỉ có mình tôi thầm giữ kín trong tim mình bấy lâu.Cuối năm lớp 8 nhà trường tổ chức cho học sinh chúng tôi đi thăm lăng Bác trong một ngày mưa rét. Tôi vẫn còn nhớ chuyến xe buổi sớm ấy đến đón chúng tôi khi con vượn trong vườn hoa thị xã vừa kịp trỗi lên thống thiết những dải âm thanh bình minh.
Xe đến bến phà Tân Đệ, chúng tôi phải dừng lại chờ phà khá lâu, màn sương chưa kịp tan giăng hai đầu bến như bảo ban những khói thơm nghi ngút từ hàng phở hàng xôi hai bên đường thản nhiên bay lên.Tôi như một đứa gà tồ, còn chưa kịp biết phải móc tiền ra mua đồ ăn sáng, mắt còn lim dim nhoái ra phía bờ sông ồn ào ngoài kia ngắm nhìn chiếc phà đang sắp sửa cập bờ. Bỗng một bàn tay ấm vỗ lên vai tôi: Huy ơi, cô mua xôi cho con đây, ăn thứ này cho an toàn và chắc dạ. Con ăn đi nhé!
Tôi run run quay lại nhìn, thì đó chính là cô giáo dạy toán của tôi, cô Trần Tuyết Lan. Tôi chạm vào mắt cô, đôi mắt chứa chan tình thương của một người mẹ hiền.Với sự hiểu biết của tôi ngày đó, với những gì tôi từng nghe ngày đó thì ngoài mẹ tôi ra chưa có một người đàn bà nào gọi tôi bằng con cả. Cách gọi xưng con của cô làm tâm hồn một đứa văn chương như tôi ôm những nhạy cảm vào lòng mà mến thương mãi, mãi...Năm sau, năm sau, năm sau, nhiều năm sau... chúng tôi ai cũng lớn khôn và trưởng thành. Ngôi trường xưa với nhiều khung cửa mái vòm bên khu giáo dân chỉ còn là ký ức.
Tôi không còn là cậu bé nhút nhát năm nào. Cuộc đời đã dẫn tôi đi khắp nơi, đã dạy bảo tôi làm nhiều việc nên làm. Chỉ có một điều duy nhất tôi chưa làm nổi. Ấy là đừng làm một đứa vô ơn.Thú thực trong nhiều hoàn cảnh éo le của cuộc sống, tiếng gọi “con” của cô đã kéo tôi trở lại là chính mình, trở lại một con người lương thiện như bản chất tôi vốn có. Đôi khi giữa cái sống và cái chết, giữa cái ác và điều tốt, giữa thiên lương và quỷ dữ hơi ấm của nắm xôi năm nào đã níu giữ đôi bàn chân tôi.
Vậy nhưng ngần ấy năm trôi qua hình như, lại là hình như, chỉ có một lần duy nhất tôi về thăm cô. Có nhiều lần tôi thầm nghĩ sau những thất bại ê chề, sau những lầm lạc của chính mình tôi có một ngày quay về để gọi cô một tiếng Mẹ! Nhưng điều ấy vẫn chưa xảy ra...Một đêm cuối năm, tôi thả bộ trên cây cầu Tân Đệ. Gió sông từ thượng nguồn ồn ã chảy về. Những cây đèn khuya vàng lên những ánh sáng rộn ràng, nhưng chẳng thể khỏa lấp một nỗi buồn nhấm nha nhấm nhẳng. Tôi ngã vào sự cô đơn của chính mình. Dường như vừa có cuộc chia tay nào xảy ra nơi này. Dường như có cuộc hội ngộ vừa xảy ra nơi này. Dường như có những cái hôn vừa vỡ vụn nơi này?
Không phải. Chẳng có cuộc chia tay nào hết. Chẳng có cuộc hội ngộ nào hết. Chẳng có nụ hôn nào hết. Chỉ có những khắc khoải trong lòng về một bến phà cũ, một người thầy cũ, một đứa học trò cũ, một nắm xôi đã cũ. Nhưng tiếng gọi “con” của người thầy thì chẳng cũ bao giờ. Này tôi...!
Tản văn của Hồ Huy
(Theo Tạp chí người Hà Nội online)
baophutho.vn Tối 22/11, tại sân khấu Bảo tàng Hùng Vương (thành phố Việt Trì), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật...
baophutho.vn Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An vừa tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An kết nối miền di sản”. Đây là hoạt động nằm...
Cữ tháng Chạp, bông hoa chuối đỏ tươi cựa mình, cái rét gọi nhau lên núi, mảnh vườn hồi hộp đợi những nụ đào chúm chím đón chào năm mới. Tôi gom nhặt muôn giọt nắng tháng Chạp...
Hiện nay, công nghiệp văn hóa đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đem lại nhiều cơ hội mới cho văn nghệ sĩ....
Tôi ở Nha Trang 10 năm, khi trở lại quê nhà Quảng Ngãi, nhiều người bạn hỏi tôi rằng ấn tượng nhất của tôi về thành phố biển ấy là gì? Tôi nói ngay mà không cần phải ngập ngừng...
Đọc cuốn truyện 'Xóm Rồng đón Tết', không chỉ được đón Tết qua con chữ, các bạn nhỏ còn được khám phá nhiều tri thức văn hóa và những giây phút giải trí trong thời khắc giao...
Cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của tác giả người Pháp Charlotte Aguttes-Reynier hé lộ tiểu sử và những tác phẩm hiếm có của các danh họa Việt Nam.
Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B vừa phúc khảo vở kịch thiếu nhi Thế giới đồ chơi và câu chuyện Chú bé Rồng (tác giả: Vương Huyền Cơ, đạo diễn: Minh Quốc).
Tại vùng cao Bắc Kạn, ở những thôn, bản mù sương xa xôi vẫn còn những người già nặng lòng với chữ Nôm Dao, Nôm Tày. Những nét chữ rồng bay, phượng múa trong những cuốn thư tịch...
Những năm gần đây, sách Tết đã góp thêm phong vị ngày xuân cho mỗi gia đình và trở thành món quà ý nghĩa được đông đảo độc giả đón đợi. Nhiều cuốn sách Tết đã mở ra không gian...
Những quan sát và diễn giải của nhà thơ Jan Wagner về Việt Nam được coi như một lời cảm ơn mà ông dành cho người đọc và vùng đất Việt Nam, nơi làm nên chuyến đi không thể quên của ông.
baophutho.vn Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá,...