{title}
{publish}
{head}
Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích Quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, Ban tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương tổ chức lễ khai hội Đền Lăng Sương năm Giáp Thìn 2024.
Lãnh đạo huyện Thanh Thuỷ gióng trống khai hội.
Tương truyền bà Đinh Thị Đen lấy ông Nguyễn Cao Hành, tuổi cao mà chưa có con. Một hôm, có con rồng vàng sà xuống giếng hút nước, nhả ngọc phun châu. Bà Đinh Thị Đen lấy nước về tắm gội, bỗng thấy người nhẹ nhõm, thơm tho, ý động mang thai, sau sinh ra Tản Viên tại động Lăng Sương nay thuộc xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy. Thánh Tản Viên trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt là vị thần có công giúp dân trị thủy, khai hoang, dạy dân trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm. Khắc ghi công lao to lớn của ngài, người dân lập đền thờ Tản Viên Sơn Thánh khắp các vùng miền, quanh năm khói hương tri ân công đức. Nhưng chỉ duy nhất Đền Lăng Sương thờ cả gia đình Đức Thánh Tản gồm: Thân phụ Nguyễn Cao Hành, thân mẫu Đinh Thị Đen, dưỡng mẫu Ma Thị Cao Sơn, phu nhân Ngọc Hoa công chúa và hai bộ tướng là Cao Sơn, Quý Minh.
Nghi thức tế lễ tại Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương năm 2024.
Lễ hội Đền Lăng Sương được tổ chức vào ngày sinh của Đức Thánh Tản, ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Sau lễ rước lễ vật, rước nước từ bến sông Đà vào Đền Lăng Sương và màn gióng trống, thỉnh chiêng khai hội, các đại biểu đã dâng hương, hoa, lễ vật tri ân, tưởng nhớ công đức Đức Thánh Tản, gia đình ngài và hai bộ tướng. Tiếp đó là nghi thức tế lễ và lễ dâng hương trang nghiêm, thành kính. Nhằm phục vụ người dân và đông đảo du khách đến du Xuân, tham dự lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương, bên cạnh các hoạt động chính của lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian như ném còn, đập niêu... qua đó nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử và nhiều lần trùng tu, nâng cấp, đến nay Đền Lăng Sương vẫn giữ được kiến trúc bằng gỗ truyền thống, mang phong cách nghệ thuật đan xen của các thời đại nối tiếp nhau. Với giá trị lịch sử riêng, năm 1993, Đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh; năm 2005, Đền được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và năm 2018. Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Một số hình ảnh tại Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương năm 2024:
Tiết mục trình diễn của người Mường xã Tu Vũ.
Cẩm Nhung
baophutho.vn Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi...
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân...
baophutho.vn Trong hai ngày 21,22/2 (tức ngày 12,13 tháng Giêng), xã Hiền Quan, huyện Tam Nông tổ chức Lễ hội Phết năm Giáp Thìn 2024. Tuy không có phần...
baophutho.vn Trong hai ngày 20, 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, người dân khắp nơi lại nô nức về thưởng thức lễ hội Trò...
baophutho.vn Đền Nghè và Đình Đông là quần thể di tích nằm trong hệ thống di tích lịch sử của xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa. Đền Nghè thờ hai vị tướng giỏi, có...
baophutho.vn Trong hai ngày 18,19/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...
baophutho.vn Ngày 18/2 (mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Đình Cả, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”.
baophutho.vn UBND xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê vừa tổ chức giải bơi chải Đình Hội mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn.
baophutho.vn Ngày 17/2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ...
baophutho.vn Từ gõ trống làm vui, múa Trống đu đã thành nghệ thuật
baophutho.vn Trong tâm thức người Việt, mùa Xuân là mùa lễ hội. Với hơn 300 lễ hội, miền đất cội nguồn là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội nhất cả nước,...