Cập nhật:  GMT+7

“Đất lạ hóa quê hương”

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Thời gian đã phủ mờ, xóa nhòa nhiều kỷ niệm, sự kiện, nhưng đối với những người di cư, tình cảm nồng hậu với những nghĩa cử mang nặng tình đồng bào cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của chính quyền, người dân mộc mạc, chất phác nơi núi rừng hoang vu trên đất Trung du năm xưa thì chẳng thể nào phai nhạt trong tâm trí. Qua thời gian, nghĩa tình đồng bào ngày càng gắn kết sâu nặng, bền chặt trong nỗ lực chung tay góp sức thực hiện mục tiêu chung: Xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn...

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Đồng bào Mường thu hoạch chè tại Đồi Bông, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn.

“Đâu cũng là đất quê, người Việt...”

Chủ nhiệm HTX Mỹ Thuận Hà Kim Điển năm xưa giờ đã thành người thiên cổ, nhưng câu nói của ông khi đến đón, động viên đoàn di cư từ Ba Vì (thành phố Hà Nội) lên thì vẫn được những người có mặt hôm đó nhắc lại với tình cảm trân trọng, cảm phục.

Theo ông Phùng Văn Quế (khu Tân Lực, xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn), đoàn khai hoang phát triển kinh tế mới năm ấy vào được khu vực chỉ định là nơi định cư thì trời đã nhá nhem tối. Cả đoàn mừng vì đã kết thúc hành trình nhưng không giấu nổi lo lắng, bồn chồn trước cảnh rừng núi hoang vu, đất lạ quê người chưa biết ăn ở ra sao...

Đúng lúc ấy thì thấy có người cưỡi ngựa dẫn theo mấy người quần áo lam lũ, chân trần, lưng đeo dao tiến đến chào hỏi bằng tiếng Kinh nhát gừng, ngọng nghịu. “Bà con đã lên đến đây với chúng tôi rồi thì cứ yên tâm như đang ở nhà. Đâu cũng là đất quê, người Việt mình cả. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Chúng tôi cũng nghèo nhưng không ai để bà con phải chết đói đâu...”.

Câu nói cùng nụ cười đôn hậu của người cưỡi ngựa mà về sau bà con mới biết là Chủ nhiệm HTX Hà Kim Điển đã sưởi ấm, xua đi những lo lắng của đoàn người di cư. Theo sự phân công, sắp đặt của ông Điển, 18 hộ di cư với 77 nhân khẩu được đưa về ở tạm với các gia đình người Mường quanh khu vực. Ngay hôm sau, nhiều thanh niên trong xã đã được huy động đến giúp đồng bào di cư phát cây, dọn đất, chặt gỗ, tre, đan phên nứa dựng nhà, ổn định cuộc sống.

Không hề có sự phân biệt đối xử vùng miền xuôi, ngược, người di cư được gia nhập HTX nông nghiệp, chia ruộng, chia trâu công bằng như tất cả các xã viên khác. Khó mà kể hết những gian truân, vất vả trong những ngày đầu khai hoang, rừng thiêng nước độc, không quen thuộc thủy thổ, nhiều người di cư đã đổ bệnh, sốt rét triền miên; mùa vụ chưa tới, lương thực cạn kiệt, nhiều hộ bắt đầu đứt bữa...

Tuy nhiên, chính trong thời điểm khó khăn, gian khổ nhất, nghĩa tình đồng bào đã tỏa sáng, nâng đỡ mọi người vượt lên hoàn cảnh. Từng bài thuốc dân gian chữa sốt rét cảm mạo, từng lưng gạo nấu cháo, cái hoa chuối, măng nứa cũng được bà con san sẻ cho nhau. Nhờ đó, các hộ dân di cư đã vượt qua thời điểm khốn khó, khắc nghiệt nhất. 18 gia đình càng thêm quyết tâm bám trụ, không một ai dao động, quay đầu thối lui...

Những rừng keo, đồi chè tươi tốt ở Võ Miếu hôm nay có công sức của những thanh niên tiên phong xây dựng kinh tế mới năm xưa.

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Đồi chè, rừng cây nguyên liệu trù phú đã thay thế những vạt rừng hoang vu.

Cùng chung hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt như đoàn di cư từ Ba Vì, Tiểu đội khai hoang từ quê Hà Nam của ông Trần Xuân Như sau khi đặt chân lên đất rừng Võ Miếu (huyện Thanh Sơn) đã được chính quyền cùng người dân địa phương đón tiếp chu đáo.

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Ông Trần Xuân Như (bên trái) và ông Đào Văn Bảng (bên phải) là những người tiên phong xây dựng kinh tế mới từ những ngày đầu của khu Hà Biên (xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn).

Tiểu đội được Chủ tịch UBND xã Hà Văn Dương động viên: Xã còn nghèo, chúng tôi ở đây chỉ có đất với rừng, đất đai rộng lớn nhưng sức người có hạn, không thể vỡ hoang được hết. Khu đất này gọi là đồng Giàng, bà con về đây thỏa sức khai khẩn, làm đến đâu hưởng đến đó. Cần gì bà con cứ thông báo, chúng tôi sẽ giúp đỡ hết khả năng...

Ông Như nhớ lại: “Ban đầu tôi và mấy anh em trong Tiểu đội dự tính sẽ thử làm ăn ở đây nửa năm, nếu khó khăn quá sẽ trở về quê, tìm con đường khác. Nhưng khi đặt chân đến đây, thấy đất đai rộng lớn, mình từ vùng đồng chiêm trũng, nửa năm ngập nước được lên vùng đất cao ráo, cây cối đẹp đẽ, mát mẻ, lại nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của chính quyền và bà con bản địa, chúng tôi mừng lắm, chẳng màng gian nan vất vả, lòng tự nhủ, phải nỗ lực, phấn đấu thi đua lao động để có cuộc sống mới đủ đầy hơn. Bàn tay lao động càng làm lại càng hăng say, ra sức thi đua kết quả vụ Xuân đầu tiên cả Tiểu đội đã trúng mùa to. Chúng tôi quyết định bám trụ lại đây để xây dựng quê hương mới...”.

Cùng với đất rộng, người thưa, tiềm năng phát triển kinh tế lớn, chính tình cảm nồng ấm, đôn hậu của chính quyền, người dân địa phương đã là chất keo kết dính, níu chân những người di cư gắn bó, coi vùng Trung du Đất Tổ là quê hương thứ hai để bám đất bám làng, nỗ lực vượt khó an cư lập nghiệp.

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Người dân khu Liên Minh, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn thi công mở rộng, bê tông hóa tuyến đường nội đồng hơn 1km, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Người một nhà, dân một xóm

Từ đồng bằng ngược đồng rừng sinh sống, cản trở lớn nhất đối với bà con di cư làm kinh tế mới là ngôn ngữ và phương thức canh tác trên đồi rừng. Ông Phùng Văn Quế, dân di cư lên khu Tân Lực, xã Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn) vui vẻ nhớ lại: “Ngày đầu, nghe bà con trên này nói chuyện với nhau, chúng tôi chỉ biết ngơ ngác nhìn nhau vì có hiểu gì đâu. Chẳng phải họ làm khó mình mà do thời điểm bấy giờ điều kiện sống khó khăn, giao thương hạn chế nên phần lớn người dân trong này chỉ biết, sử dụng tiếng Mường. Thế rồi người di cư tự mày mò học hỏi tiếng Mường, người bản xứ học nói tiếng Kinh. Dần dà chúng tôi giao tiếp thoải mái bằng cả hai thứ tiếng. Hiện giờ 216 cư dân của 56 gia đình có quê gốc ở Ba Vì chúng tôi đều nói thành thạo tiếng Mường. Nhiều người làm dâu con người Mường trên này, con cháu sinh ra đã mang dân tộc Mường. Trên thực tế, chúng tôi và người dân trên này đã là con một nhà, dân một xóm, hoàn toàn không phân biệt, khoảng cách. Nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người Mường cũng được chúng tôi tiếp nhận, học hỏi...”.

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Đồng bào Mông ở Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) còn giữ gìn nhiều nét văn hóa đặc trưng.

Không chung ngôn ngữ, chữ viết, nhưng khi hạ sơn từ Phù Yên (tỉnh Sơn La) về khu Dáy (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) sinh sống, các hộ đồng bào dân tộc Dao hoàn toàn không có cảm giác khác biệt, cô lập. Thời gian đầu, mỗi người nói một thứ tiếng nhưng chỉ bằng ánh mắt, cử chỉ là người Dao hạ sơn và người Mường bản địa đã có thể hiểu ý, dần quý mến nhau. Chỉ sau một thời gian ngắn, cả ba ngôn ngữ Mường-Dao-Kinh đều được người dân nơi đây sử dụng thành thạo. Không chỉ dựng vợ, gả chồng, kết tình thông gia, nhiều người trong xóm đã kết nghĩa, coi nhau như anh em trong gia đình, thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ nhau mọi việc trong cuộc sống.

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Từ định canh định cư, đồng bào bản Ú (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) có nhiều điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

Những nét đẹp văn hóa truyền thống luôn được gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ người Mường ở bản Ú (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn).

Từng làm Bí thư Chi bộ cho đến khi tuổi cao, sức yếu, ông Đặng Văn Phấn giờ là người có uy tín, thầy cúng của xóm Dáy chia sẻ: “Cái quý nhất ở đây là tình đoàn kết, tình cảm yêu thương đùm bọc nhau. Mọi người trong xóm đều coi nhau như người thân. Gia đình người Dao làm lễ Lập Tĩnh, Tết Nhảy vẫn có đông đủ người Mường đến làm giúp, chung vui. Người Mường ăn Tết Doi vẫn mời bà con người Dao đến tham dự. Nhà có đám hiếu, hỉ, bà con cả xóm xúm vào cùng lo toan, chia ngọt sẻ bùi. Đáng quý hơn nữa là truyền thống tốt đẹp này đã và đang được thế hệ trẻ gìn giữ, phát huy...”.

Cùng sinh sống, nghĩa tình làng xóm, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau của đồng bào di cư và người dân bản địa được thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Ngày mới đến, người dân bản địa đã san sẻ lương thực, đất sản xuất, kinh nghiệm đi đồi rừng cho người vùng xuôi. Ngược lại, kỹ năng làm lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, những giống rau màu mang theo cũng được người miền xuôi chia sẻ, phổ biến cho bà con vùng sơn cước. Kết quả của nghĩa tình keo sơn gắn bó này là những đồi chè, đồi cây nguyên liệu xanh mướt mát, đồng ruộng phì nhiêu, đàn vật nuôi sinh sôi nảy nở giúp cho xóm làng ngày càng trù phú, đởi sống người dân ngày càng sung túc.

Đồng chí Vũ Tiến Bắc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tân Sơn khẳng định: “Hầu khắp các xã trên địa bàn huyện đều có đồng bào di cư từ các địa phương khác đến sinh sống. Từ đồng bào dân tộc Mông ở Yên Bái, đồng bào dân tộc Dao ở Sơn La hạ sơn đến người dân các tỉnh miền xuôi như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội lên khai hoang làm kinh tế mới. Trên địa bàn huyện hiện có 21 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 83%. Đồng bào di cư đã giúp tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo, đồng thời tạo nguồn lực, động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng vượt trội cũng như tư duy nhanh nhạy trong lao động sản xuất, người miền xuôi lên khai hoang làm kinh tế mới đã giúp người dân địa phương rất nhiều trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh. Không phân biệt dân tộc, vùng miền, người dân địa phương và bà con di cư sống đoàn kết, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế gia đình. Coi Tân Sơn là quê hương thứ hai, đồng bào di cư đã có rất nhiều đóng góp thiết thực xây dựng quê hương. Rất nhiều con em người dân di cư đã trở thành cán bộ huyện, xã, khu dân cư, được Nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Huyện Tân Sơn luôn nhất quán quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ người dân ổn định, phát triển kinh tế, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển bền vững...”.

Trên quê hương thứ hai, cuộc sống mới tốt đẹp hơn, ấm áp tình nghĩa đồng bào, làng xóm láng giềng đã thực sự hiện hữu đối với người dân di cư.

>>> Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”

Nhóm PV Chuyên đề


Nhóm PV Chuyên đề

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nghề may về làng

Nghề may về làng
2024-11-09 09:28:00

baophutho.vn Vốn là vùng quê thuần nông, nhưng những năm gần đây huyện Cẩm Khê phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...

“Đất lạ hóa quê hương”

“Đất lạ hóa quê hương”
2024-07-28 10:25:00

baophutho.vn Phú Thọ - đất cội nguồn dân tộc Việt, có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc....

Da cam - nỗi đau chưa hồi kết

Da cam - nỗi đau chưa hồi kết
2024-07-27 09:30:00

baophutho.vn Tròn một thập kỷ từ năm 1961 đến năm 1971, đế quốc Mỹ đã sử dụng vũ khí hoá học chất độc da cam/Dioxin trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hành...

Kỳ II: Màu áo xanh giữa đại ngàn biên giới

Kỳ II: Màu áo xanh giữa đại ngàn biên giới
2024-07-24 08:53:00

baophutho.vn Khu vực biên giới là “phên giậu” Tổ quốc, có vị trí chiến lược, quan trọng, nhất là về quốc phòng- an ninh. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ...

Màu xanh trên đá núi

Màu xanh trên đá núi
2024-07-20 07:38:00

baophutho.vn Đạn pháo công phá suốt ngày đêm khiến cây rừng cháy rụi, núi đá bị băm vằm, lửa nung trắng xóa thành “lò vôi thế kỷ”. Thế nhưng, vững chắc hơn...

Trăn trở cùng xóm Động

Trăn trở cùng xóm Động
2024-07-18 14:18:00

baophutho.vn Xóm Động, khu Đèo Mương 1, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, cách xa trung tâm xã cả chục cây số, đường quanh co, một bên là núi đá dựng, một bên vực...

Nỗi niềm gửi con của công nhân

Nỗi niềm gửi con của công nhân
2024-07-13 08:43:00

baophutho.vn Đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động những năm qua đã từng bước đi vào ổn định và ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đây là...

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Độc đáo rừng lim Ba Hố
2024-07-07 07:55:00

baophutho.vn Trên 300 cây lim xanh, nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm vẫn đương xanh tốt đã tạo nên một quần thể thực vật vô cùng độc đáo và hiếm có. Trải...

Kỳ II: Vực dậy nghề dệt

Kỳ II: Vực dậy nghề dệt
2024-06-30 08:25:00

baophutho.vn Trước “ngưỡng cửa” thất truyền, nghề dệt thổ cẩm xóm Chiềng có thể “hồi sinh” hay không? Câu trả lời nằm ở sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long