{title}
{publish}
{head}
Từ Sài Gòn, bạn nhắn, chỉ còn chưa tới tháng nữa là đến Noel, mọi năm thành phố trang trí rộn ràng, không khí Giáng sinh ngập khắp nẻo đường. Nay những con đường ở trung tâm quận 1 cũng đã qua thời hoàng kim, nhiều người trả mặt bằng kinh doanh. Vắng.
Mà có đâu xa, phố thị nơi tôi ở tuy không nhộn nhịp bán buôn như những thành phố lớn, nhưng ở các tuyến đường chính hay trung tâm thương mại các mặt bằng luôn được lấp đầy.
Thế nhưng thời gian này, nhiều nơi treo bảng cho thuê mặt bằng. Nhiều cửa hàng trong kinh doanh trong siêu thị cũng vắng dần. Câu chuyện vắng kẻ bán người mua cũng lan ra chợ. Tôi hay đi chợ nhỏ sau siêu thị; tiểu thương chủ yếu bán cho khách quen.
Thế nhưng họ vẫn không giấu nổi chút thở dài trong cuộc mưu sinh. Hàng cá của chị Sỹ thường buôn may bán đắt vì cá tươi rói chị chọn từ cảng Kỳ Hà chở ra, ai chậm chân đi chợ trưa coi như về tay không. Vậy mà thời gian gần đây có khi trưa trật nhưng hàng bán không hết. Nhiều chị trong chợ cũng chia sẻ, trước đây buôn bán dễ dàng thì nay bắt đầu thấy khó. Chợ chưa vãn nhưng cũng ít người mua.
Trời đã bắt đầu sang đông, ngồi bên ly cà phê, lại nghe tin chủ một doanh nghiệp thi công điện - vốn là hàng xóm ở quê - có thể bị phá sản vì không có công trình, dẫn đến ách tắc trong việc trả nợ ngân hàng... Nhà chú ấy ở trên một con đường lớn của thành phố, trước nhà có giàn hoa giấy rực rỡ mà ai đi ngang cũng phải ngước nhìn. Khó khăn đã bắt đầu gõ cửa, từ trong ngôi nhà nhỏ đến công ty to, từ những nơi hào nhoáng đến sạp hàng trong chợ...
Tôi chợt nhớ đến cuộc mưu sinh của mẹ từ mấy chục năm trước. Mọi thứ cũng không hề dễ dàng. Muốn đưa rau củ ra chợ phải oằn lưng gồng gánh cả quãng đường mấy cây số. Mà để làm ra được trái bầu, trái bí cực chẳng biết để đâu cho hết. Rồi cũng phải nuôi con ăn học, tận bốn đứa.
Mỗi lần thấy con về quê là mẹ xách nón đi bán lúa. Từ lúa mà chúng tôi lớn lên. Từ lúa mà chúng tôi đến được giảng đường nơi thành phố lạ. Ngẫm, những con đường nơi thành phố có phải là lối duy nhất dẫn đến ước mơ. Hay chính những chông chênh phố thị để bắt đầu định hình, sắp xếp lại cuộc đời, nhất là bộ phận dễ tổn thương trước sự thay đổi bất lợi của đời sống.
Tôi lại nhớ đến giai điệu của Đen Vâu trong “Bài này chill phết”: “Em dạo này ổn không? Còn đi làm ở công ty cũ?/ Còn đi sớm về hôm nhưng mà đồng lương vẫn không khi đủ?... /Nếu mà mệt quá giữa thành phố sống chồng lên nhau/ Cùng lắm thì mình về quê, mình nuôi cá và trồng thêm rau...”. Những mong, nếu ai đó có quê để về nuôi cá và trồng rau, thì ngại chi cho một cuộc về, nếu phố phường quá chật...
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Nghĩ cứ thương người xứ mình, lụt cứ nối lụt, chẳng tha năm nào, nên khổ cũng nối nhau giăng khắp nẻo đi đường về. Nhưng tuyệt nhiên người quê tôi không ai than vãn, dẫu dư âm...
(Thơ Võ Quang Diệm từ “Ký ức tình yêu” đến “Hương tình người xứ Nghệ”)
Sân khấu Nghệ thuật Thiên Đăng vừa phúc khảo vở kịch mới Duyên thệ (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc, cảm tác theo tiểu thuyết Bỏ vợ và Bức thư hối hận của nhà văn Hồ Biểu Chánh;...
Với những thước phim tuyệt đẹp và phong cách kể chuyện đặc sắc của hãng truyền thông danh tiếng, “The Tao of Coffee – Cà Phê Đạo”dài 45 phút đã đem đến cho khán giả quốc tế...
Khi những cơn heo may đã lắng dịu, thôi không còn lả lướt, phả cái hanh hao dằng dặc suốt mùa vàng, cũng là khi ta chào tiễn biệt những ngày gió nhẹ, nắng ấm của mùa thu xanh...
Nhà bên dòng sông thơ mộng, mùa hè thả mình trong những cơn gió nồm lồng lộng, thỏa thuê bơi lội giữa dòng nước xanh trong. Thời khắc chuyển mùa là đì đoàng những cơn mưa nguồn...
baophutho.vn Trong hai ngày 22-23/11, tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Khoa các khoa học liên ngành (KHLN), Đại học Quốc gia Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao...
“Tổng tập Nhà văn Quân đội” là công trình chào mừng 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và tri ân các thế hệ nhà văn mặc áo lính.
baophutho.vn Chị kể má chồng sớm nay đòi chị chở đi đập tràn coi nước. Bà má bảo nghe nước về lớn lắm. Khỏi xác nhận bằng mắt chị cũng biết bà mơ. Dạo này...
Ngày ấy vườn nhà tôi rộng lắm. Đất tuy khô xác, ít màu mỡ nhưng bằng phẳng. Không có sức làm hết, bà tôi thường trồng cam chuối, bưởi bòng, mận đào, mít ổi... theo lối quảng...