{title}
{publish}
{head}
Triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn luôn nỗ lực gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, trong đó, có trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền.
Những lúc nông nhàn, phụ nữ Dao Tiền ở khu Bồ Xồ, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn thường trao đổi kinh nghiệm về cách nhuộm vải, cùng nhau thêu thùa để làm những bộ trang phục đẹp.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền nhã nhặn, tinh tế và ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Khác với trang phục của phụ nữ Dao Quần Chẹt mang nhiều họa tiết nổi bật, chủ yếu là màu đỏ thì trang phục của phụ nữ Dao Tiền mang màu sắc chủ đạo là màu chàm và màu trắng rất hài hòa. Qua câu chuyện với những người phụ nữ Dao Tiền ở khu Bồ Xồ, chúng tôi được biết, để có một bộ trang phục ưng ý, cần phải trải qua nhiều công đoạn như trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm vải, in hoa văn bằng sáp ong đến cắt may, thêu thùa... Dụng cụ khắc họa hoa văn là chiếc bút gắn ngòi đồng hoặc que tre bẻ thành hình tam giác. Loại to để tỉa tót hoa lá, loại vừa chuyên vẽ hình vuông, hình tròn, chim, ốc. Sau khi nấu chảy sáp ong họ sẽ nhúng đầu bút vẽ hoa văn lên vải. Vẽ xong đem tấm vải đó đi nhuộm chàm. Khi các công đoạn nhuộm hoàn tất thì đem ngâm vào nước nóng để sáp tan, hoa văn họa tiết sẽ hiện ra.
Vừa thoăn thoắt thêu từng đường kim, mũi chỉ lên tấm vải chàm, chị Lý Thị Mai ở khu Bồ Xồ chia sẻ: Con gái Dao Tiền từ khi 8-10 tuổi đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cách may, thêu thùa trang phục của dân tộc mình. Bắt đầu học thêu những họa tiết nhỏ nhất từ tay áo, viền áo, đến khăn và cả một chiếc áo, váy. Khi đường kim, mũi chỉ thành thạo cũng là lúc người con gái bắt đầu tự làm trang phục cho mình. Với người phụ nữ Dao Tiền, váy áo đẹp được trân trọng như một thứ đồ quý giá trong gia đình.
Trang phục phụ nữ Dao Tiền nhã nhặn, tinh tế và ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của phụ nữ Dao Tiền gồm: Áo, yếm, xà cạp, dây lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức bạc. Áo người Dao Tiền không có cúc mà chỉ có xẻ tà và quấn dây lưng; ở cổ áo đằng sau được xâu một số đồng bạc trắng từ 6 đến 9 đồng và đây cũng được coi là đặc trưng riêng của nhóm dân tộc Dao Tiền. Phần thắt lưng có màu đỏ pha trắng thể hiện sự gắn kết trong mối quan hệ của nam, nữ. Khăn đội đầu của phụ nữ Dao Tiền có màu trắng, hai đầu khăn có hai mảng hoa văn hình vuông. Khi đội khăn phụ nữ thường búi tóc tạo nét gọn gàng, hài hòa phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Để tạo nét duyên trong trang phục, phụ nữ Dao Tiền thường tô điểm cho mình bằng vòng tay, vòng cổ làm từ bạc với nhiều họa tiết tinh xảo. Khi đi chơi hội, thiếu nữ Dao Tiền thường vắt chéo khăn qua vai, vừa tạo sự duyên dáng, vừa khoe khéo bàn tay tài hoa, tháo vát thông qua các chi tiết, đường nét của đường kim, mũi chỉ.
Đồng chí Đinh Văn Phong – Chủ tịch UBND xã Yên Lương cho biết: Việc giữ gìn trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền luôn được xã quan tâm, chú trọng để những nét đẹp văn hóa không bị mai một theo thời gian. Đồng thời khuyến khích người phụ nữ Dao Tiền tích cực truyền dạy lại cách may, thêu thùa trang phục truyền thống cho các con, cháu gái trong gia đình. Đây cũng là một trong những cách bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với các mô hình du lịch cộng đồng đang có xu hướng phát triển tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện, thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu phong tục, tập quán đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao.
Phụ nữ Dao Tiền rất coi trọng chuyện ăn mặc, ngay cả trẻ nhỏ đã được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo được may, thêu khéo léo và cầu kỳ. Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, người Dao Tiền chỉ mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ, Tết hoặc dịp trọng đại của gia đình, vì vậy việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa qua trang phục dân tộc của người Dao Tiền là việc làm rất cần thiết. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và nâng cao nhận thức về văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Thành An
baophutho.vn Làng cười Văn Lang
baophutho.vn Giảm nghèo từ sản phẩm OCOP
baophutho.vn Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi...
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản...
baophutho.vn Sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, độc đáo, thu hút du khách với những nét văn hóa phong phú, đặc sắc; hệ thống giao thông và viễn...
baophutho.vn Những năm gần đây, giá trị văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số đang trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển du lịch...
baophutho.vn Những ngày này, người dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao vừa tất bật trồng, chăm sóc, vừa tập trung thu hoạch các loại rau vụ đông để cung ứng ra thị...
baophutho.vn Xã Tu Vũ được mệnh danh là “thủ phủ” của dân tộc Mường ở huyện Thanh Thủy với dân số chiếm trên 70%. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của...
baophutho.vn Thịt gác bếp hay còn gọi là thịt hun khói hoặc thịt sấy là món ăn đặc sản vùng Tây Bắc. Thịt gác bếp thường làm từ thịt bắp, thịt thăn của con...
baophutho.vn Ngày 10/11, (tức 10/10) âm lịch, tại Đền Tiên- phường Tiên Cát, TP Việt Trì đã diễn ra Lễ giỗ Thủy Tổ Quốc Mẫu.
baophutho.vn Phú Thọ là miền đất có nhiều món ăn độc đáo, ẩn chứa trong đó cả văn hoá, ân tình và sự tinh tế của người dân vùng đất cội nguồn. Ngoài các món...