{title}
{publish}
{head}
Đến xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhiều người biết đến anh Sa Văn Cam, người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ. Anh Cam đã và đang sưu tầm, ghi chép, mở các lớp truyền dạy chữ Tày cổ, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Sinh ra và lớn lên ở xã Mường Chiềng, với hơn 70% dân số là người dân tộc Tày, anh Cam được nuôi dưỡng và tích lũy được nhiều tri thức, vốn sống, vốn tư liệu về văn hóa dân tộc Tày nói chung, trong đó có chữ Tày cổ nói riêng. Anh Sa Văn Cam chia sẻ: Chữ Tày cổ đã được ông cha giữ gìn và truyền dạy cho con, cháu đến bây giờ. Nhưng trong thời hiện đại, nhiều giá trị văn hóa dần bị mai một, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Nhằm tuyên truyền, vận động bà con, học sinh dân tộc Tày học và viết chữ của dân tộc mình để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tôi đã nghiên cứu, học hỏi, mở các lớp dạy chữ để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày.
Anh Sa Văn Cam (bên trái), xã Mường Chiềng (Đà Bắc) giới thiệu các cuốn sách chữ Tày cổ được anh bảo tồn và phát huy.
Từ năm 2010 đến nay, anh Cam đã tổ chức được 7 lớp học chữ Tày cổ, thu hút hơn 200 học viên là người dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận trên địa bàn huyện Đà Bắc tham gia. Đặc biệt, năm 2017, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam chi nhánh tại Hà Nội phối hợp tổ chức mở lớp dạy chữ Tày cổ và thi viết chữ thư pháp (chữ Tày cổ) ở địa bàn xã Mường Chiềng (lớp học do anh Sa Văn Cam là người truyền dạy). Cũng năm 2017, trên địa bàn xã Mường Chiềng tổ chức lễ hội Cầu Mường góp phần tuyên truyền, quảng bá chữ Tày cổ đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Anh Sa Văn Cam chia sẻ thêm: Chữ Tày cổ và chữ Thái cải tiến hoàn toàn khác nhau. Những cuốn sách cổ các cụ truyền lại cho tôi từ 6-7 đời nay. Tôi đã dày công sưu tầm, nghiên cứu để xây dựng thành các cuốn sách, giáo án chữ Tày cổ dạy cho người dân. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn kinh phí mở các lớp truyền dạy, nhưng vì đam mê truyền lại tri thức cha ông để lại, tôi vẫn tiếp tục mở lớp cho người dân. Anh Cam đã tích cực phối hợp với câu lạc bộ văn hóa dân gian của xã để vừa duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ, các điệu khắp, vừa truyền dạy chữ Tày cổ cho các thành viên. Thông qua các lớp học của anh Sa Văn Cam đã có nhiều anh chị, chú bác, học sinh đọc hiểu và viết chữ Tày cổ thành thạo. Hiện nay, lớp học của anh Cam được duy trì với hơn 30 học viên tham gia (3 buổi/tuần) tại nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng.
Đồng chí Nguyễn Quang Hiếu, Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh nhấn mạnh: Mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá chữ Tày cổ” của anh Sa Văn Cam, xã Mường Chiềng chưa tính toán được giá trị về mặt kinh tế, nhưng mang lại giá trị về mặt xã hội rất cao nhằm giữ gìn, phát huy chữ viết, bản sắc văn hoá dân tộc Tày; giúp Nhân dân hiểu sâu, hiểu rõ hơn về văn hóa phong phú và vô cùng đặc sắc của dân tộc Tày. Mô hình của anh Cam có khả năng tạo được hiệu ứng lan toả, tác dụng nêu gương, mức độ ảnh hưởng và phạm vi nhân rộng trên toàn tỉnh. Ghi nhận quá trình nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian và những đóng góp của anh Sa Văn Cam, năm 2024, UBND tỉnh công nhận mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá chữ Tày cổ” là điển hình tiên tiến cấp tỉnh.
Hương Lan (Báo Hòa Bình)
Thực hiện kế hoạch hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận giai đoạn đệm trong mùa khô năm nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang điều động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ hành quân...
baophutho.vn Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy...
baophutho.vn Sau gần 20 năm thực hiện chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, 23 hộ đồng bào dân tộc Dao ở Lùng Mằng thuộc xã Xuân Sơn (thuộc...
baophutho.vn Thực hiện Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình...
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt...
Thấp thoáng trong những đồi sim tại Khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng là những ngôi nhà moong, nhà gươl vươn mình giữa trời xanh mây trắng. Đây là thành quả đáng ghi nhận từ...
Chợ phiên Tráng Kìm là chợ đã có rất lâu đời ở xã Đông Hà (Quản Bạ), tỉnh Hà Giang họp chính vào sáng thứ 5 và một phiên chợ phụ Chủ nhật hằng tuần. Chợ phiên nơi đây toát lên...
baophutho.vn Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2024), 68 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam...
Để bảo tồn, phát huy nét đẹp các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, trong hai ngày 4 - 5/10, UBND thành phố Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng,...
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc,...
Để tạo sức lan tỏa tình yêu và nêu cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh việc thành lập các đội, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian...
Yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) cũng như các...