{title}
{publish}
{head}
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Đa dạng giá trị văn hóa các dân tộc
Nguyên Bình có 17 đơn vị hành chính với 119 xóm, tổ dân phố, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% dân số. Người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp. Các dân tộc cùng đoàn kết sinh sống với nhiều nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa cộng đồng. Một số nét bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc đứng trước nguy cơ mai một và dần bị pha tạp. Vì vậy, việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa quan trọng.
Để lưu giữ văn hóa của người Dao Đỏ, một số hộ dân ở xóm Lũng Chang, xã Vũ Minh gìn giữ và phát triển nghề chạm bạc của dân tộc mình. Nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ được coi là một nét đẹp truyền thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc. Nghệ nhân Lý Văn Sinh, xóm Lũng Chang cho biết: Nghề chạm khắc bạc rất khó, bởi nghề chạm khắc bạc phải làm hoàn toàn thủ công bằng tay, đòi hỏi sự khéo léo, tính thẩm mỹ cao, tỉ mỉ ở từng công đoạn, từ nung lửa đỏ, kéo bạc rồi chạm khắc hoa văn. Bên cạnh năng khiếu, người làm cần có tính kiên trì cao, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc đặc biệt phải thực sự yêu nghề, đam mê mới có thể làm được.
Các trang sức bằng bạc được Dân tộc Dao đỏ, xóm Lũng Chang, xã Vũ Minh (Nguyên Bình) dùng để trang trí trên các trang phục của dân tộc mình.
Chị Lý Hồ Nhim, xóm Lũng Chang chia sẻ: Dù trang sức hiện đại ngày càng phát triển, đạt đến mức độ tinh xảo, nhưng những món trang sức bằng bạc thủ công của đồng bào dân tộc Dao Đỏ vẫn có sức hút kỳ lạ, từng nét chạm khắc có vẻ đơn giản nhưng lại mang nét phóng khoáng, độc đáo và tỉ mỉ. Bởi vì truyền thống vốn có, người Dao Đỏ vẫn kiên trì duy trì nghề chạm khắc bạc của mình và ưa chuộng chính những sản phẩm do mình làm ra.
Đối với dân tộc Dao Tiền, không chỉ trong dịp lễ, tết mà ngày thường đi lao động hay đi chợ đồng bào vẫn mặc trang phục của dân tộc mình. Những bộ trang phục nhuộm chàm được thêu thùa thủ công, đặc biệt là nghệ thuật in hoa văn sáp ong trên vải được dân tộc Dao Tiền bao đời gìn giữ. Theo bà Bàn Thị Phâu, xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám, phong tục từ xưa, con gái người Dao Tiền trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để khi lớn lên có thể tự tay may váy cưới cho mình. Vì vậy, nghề thêu hoa văn trên vải luôn được chị em phụ nữ Dao Tiền gìn giữ.
Hay như các đội văn nghệ các xóm trên địa bàn huyện là một trong những hạt nhân gìn giữ, lưu truyền bản sắc văn hóa của dân tộc. Chị Đặng Thị Mai, thành viên đội văn nghệ xóm Bản Chang, xã Thành Công cho biết: Các thành viên trong đội văn nghệ đều là những người yêu mến văn hóa dân ca và biết nhiều làn điệu quê hương. Nội dung những tiết mục luyện tập, giao lưu của các đội văn nghệ khá phong phú. Bên cạnh chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, các tiết mục múa hát được lồng ghép tuyên truyền một số nội dung gắn với đời sống như: chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới, bảo vệ môi trường... Đặc biệt, các thành viên trong đội văn nghệ còn tuyên truyền, vận động, truyền dạy cho các bạn trẻ, các cháu thiếu nhi hát dân ca dân tộc mình để tạo được đội ngũ kế cận sau này.
Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và lâu dài. Vì vậy, huyện chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi đây là nguồn lực để thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần đưa những giá trị văn hóa truyền thống trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, huyện huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng. Công tác văn hóa, văn nghệ được quan tâm chú trọng, thường xuyên tổ chức đưa thông tin về cơ sở, tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương; tổ chức hội thi hát dân ca - trình diễn trang phục dân tộc huyện; tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan do tỉnh, khu vực tổ chức (Liên hoan Hát then đàn tính, Hội thi hát dân ca - trình diễn trang phục dân tộc...); tích cực xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động của Chi hội Bảo tồn dân ca các dân tộc huyện, 17 phân chi hội bảo tồn dân ca các dân tộc các xã, thị trấn, 48 đội văn nghệ quần chúng, 4 lạc bộ hát dân ca, hát Then, đàn tính, dân vũ; 2 nghệ nhân ưu tú hoạt động tích cực truyền dạy được 5 lớp hát dân ca, hát Then, đàn tính với 89 người tham gia; sưu tầm, sáng tác, đặt lời mới 26 bài. Ngành giáo dục và đào tạo tích cực giữ gìn và phát huy các giá trị của dân ca, dân vũ, tổ chức nhiều chương trình có ý nghĩa giáo dục cho học sinh về bản sắc văn hóa dân tộc; tham mưu xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025” đang triển khai thực hiện.
Nghề thêu hoa văn được đồng bào dân tộc Dao Tiền huyện Nguyên Bình gìn giữ.
Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đóng góp, ủng hộ các phong trào với nhiều hình thức như ủng hộ đóng góp các khoản, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; việc cưới, việc tang thực hiện đúng theo quy định; 119/119 xóm, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước và được tổ chức thực hiện đảm bảo theo các văn bản quy định.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nguyên Bình Nông Thị Thủy cho biết: Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện đều có những bản sắc văn hóa riêng, độc đáo được cộng đồng các dân tộc chung tay gìn giữ và phát huy. Đối với huyện Nguyên Bình, trong những năm qua, để tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, các cơ quan tại địa phương thường xuyên tuyên truyền, có các hoạt động cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Minh Hòa/Báo Cao Bằng
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh...
baophutho.vn Là huyện miền núi của tỉnh, Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đại đa số với phần lớn là dân tộc...
Tại Liên hoan văn nghệ, thể thao dân tộc Mông, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang năm 2024 vừa được tổ chức, ai cũng ấn tượng với tiết mục thổi khèn Mông của ông Lò Văn Tùng, thôn...
baophutho.vn Thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3 của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xã Mỹ Lung huyện Yên...
Đàn đá là nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ thô sơ nhất của loài người, được UNESCO đưa vào danh sách các nhạc cụ trong “Không gian văn hóa...
baophutho.vn Thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về: Bảo tồn và phát huy giá...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là...
Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần...
baophutho.vn Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được...
Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều...
baophutho.vn Từ ngày 11-19/9, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Tân Sơn đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến...