
{title}
{publish}
{head}
Ông Kiều Bá Thưởng là Người có uy tín tại khu Lương Sơn, xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn được biết đến với vai trò làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hòa giải vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương và làm kinh tế giỏi. Không những thế, ông Thưởng còn tích cực giúp người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của bà con trong khu, trong xã.
Ông Kiều Bá Thưởng chăm sóc đàn ong mật
Khu Lương Sơn có 176 hộ dân, gần 600 nhân khẩu với 20 đảng viên sinh hoạt trong chi bộ. Đời sống nhân dân trong khu chủ yếu là làm nông nghiệp, lâm nghiệp; địa bàn khu tương đối rộng, trình độ dân trí chưa đồng đều nên việc phát triển kinh tế còn hạn chế.
Đã từng kinh qua các vị trí, chức vụ tại xã Tinh Nhuệ nên ông hiểu rất rõ tâm tư, nguyện vọng, đời sống của bà con nơi đây. Với vai trò là Người có uy tín, không quản ngại khó khăn, ông đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Ông đã nêu cao vai trò nòng cốt của mình, gương mẫu đi đầu và vận động gia đình, người thân, nhân dân nơi cư trú chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh ngăn chặn những hành vi sai trái đi ngược lại lợi ích của Quốc gia, dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong các cuộc họp khu, sinh hoạt chi bộ, ông luôn có những đóng góp, hiến kế để đoàn kết khu dân cư, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới...
Với những kinh nghiệm trong chỉ đạo phát triển kinh tế của địa phương khi còn làmcông tác, ông Thưởng đã vận dụng vào để phát triển kinh tế gia đình. Luôn tâm niệm rằng, mình nói được mà không làm được thì không gương mẫu, nói phải đi đôi với làm, gia đình phát triển tốt thì xã hội mới phát triển, có thế thì bà con mới nghe - ông Thưởng chia sẻ thêm.
Ông Thưởng (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm mô hình nuôi ốc nhồi trong ao
Hưởng ứng phong trào trồng và bảo vệ rừng, chuyển hóa rừng cây gỗ lớn, gia đình ông đã nhận trồng khoảng 4ha đồi rừng, chủ yếu trồng cây keo, đã bước đầu cho thu nhập hiệu quả, không tốn nhiều công sức. Từ đó, bà con trong khu làm theo, không ai bỏ đất trống. Bên cạnh đó, ông nuôi 40 đàn ong mật, rồi tham gia vào HTX dịch vụ nông lâm nghiệp, chăn nuôi ong mật của xã và phát triển lên đến 160 đàn. Nuôi ong mật cần sự khéo léo, tỷ mỷ, chịu khó chăm sóc, nhưng ông Thưởng đã biết cách sắp xếp thời gian, áp dụng tốt kỹ thuật nên mô hình nuôi ong mật của ông phát triển, cho năng suất ổn định, mỗi năm cho thu nhập trên 160 triệu đồng. Sản phẩm mật ong của HTX đang làm hồ sơ thẩm định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Ngoài ra, tận dụng thời gian rỗi, ông Thưởng đã thầu thêm đất bãi ven sông trồng sắn dây ta. Hiện ông Thưởng trồng 108 ụ sắn dây, mỗi năm cho thu nhập trên 108 triệu đồng. Nhiều hộ dân trong và ngoài xã đã học tập và trồng sắn dây có hiệu quả sau khi được ông Thưởng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp sắn dây giống với giá thành rẻ hơn 1/3 thị trường.
Không những thế, ông Thưởng còn tìm hiểu và phát triển mô hình nuôi ốc nhồi trong ao. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên đàn ốc của của ông Thưởng đã sinh trưởng khá tốt, đã thu hoạch và xuất bán trên 5 tạ ốc thương phẩm, mang về lợi nhuận gần 50 triệu đồng.
Ông Thưởng và bà con Nhân dân luôn mong muốn Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm hơn nữa sự phát triển của các huyện miền núi nói chung và đồng bào khu vực dân tộc thiểu số nói riêng. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm vận động quần chúng; xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế để tạo bước đột phá.
Người uy tín như ông Thưởng luôn được chính quyền địa phương tin tưởng, giao nhiệm vụ để tuyên truyền, vận động, định hướng cho quần chúng tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giữ gìn ANTT và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Ngọc Tuấn
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
baophutho.vn Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh với khoảng 80% số dân là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn 17 xã, thị trấn. Trong những năm...
baophutho.vn Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Yên Lập, sau khi tốt nghiệp Trung cấp sư phạm Hà Nội (nay là Đại...
baophutho.vn Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em”, thời gian qua, các cấp Hội LHPN...
baophutho.vn Không chọn ly hương, nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) Đất Tổ đã tự tin bám trụ, quyết tâm nuôi ý chí làm giàu trên mảnh đất quê...
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...