{title}
{publish}
{head}
Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru của Hàn Quốc vừa phát động cuộc thi “Sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” với chủ đề “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới”.
Cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. Qua đó, nhằm tìm kiếm những kịch bản sân khấu có chất lượng nghệ thuật cao, ngôn ngữ mới mẻ, giàu tính giáo dục, nhân văn để chuyển thể thành các tác phẩm nhạc kịch dành cho thiếu nhi tại Việt Nam.
Cuộc thi cũng nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho trẻ em thông qua nghệ thuật sân khấu, về những điều tốt đẹp, những suy nghĩ, hành động chân- thiện- mỹ trong quá trình hình thành nhân cách của thiếu niên, nhi đồng.
Cuộc thi có chủ đề “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới”, bắt đầu từ ngày 1/12/2023 đến ngày 30/3/2024.
Theo thể lệ, công dân Việt Nam trên 19 tuổi sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam và trên thế giới, các nhà văn chuyên và không chuyên đều có thể tham gia cuộc thi. Ban tổ chức đặc biệt khuyến khích các cây viết trẻ có tâm huyết với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ em và sự phát triển của nghệ thuật sân khấu.
Các tác phẩm dự thi tập trung khai thác những nội dung, chủ đề gắn bó với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, thể hiện được tinh thần dân tộc cũng như tinh thần hội nhập với thế giới; sự quan tâm và trách nhiệm của cộng đồng xã hội, gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phản ánh, ca ngợi, cổ vũ, tôn vinh những suy nghĩ, hành động tốt đẹp của thiếu niên, nhi đồng trong đời sống hiện đại; ca ngợi những tấm gương tiêu biểu của thiếu niên, nhi đồng trong sự nghiệp dựng xây đất nước; đề cập và phê phán những thói hư, tật xấu, các biểu hiện lệch chuẩn mà một bộ phận trẻ em gặp phải trong học tập, ứng xử với người thân, bạn bè, thầy cô...
Các tác phẩm được sáng tác có thể dựa trên những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, dân gian, huyền thoại nhằm hướng cho các em có những suy nghĩ, hành động đẹp đẽ, đề cao lòng tốt, sự dũng cảm, tinh thần vị tha và tình yêu thương...
Cuộc thi cũng nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho trẻ em thông qua nghệ thuật sân khấu.
Theo quy định, mỗi tác giả tham gia dự thi không quá 1 kịch bản. Ban Tổ chức chấp nhận các kịch bản sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật: Kịch nói, Ca múa nhạc, Nhạc kịch (musical). Tác phẩm dự thi không được sao chép, mô phỏng ý tưởng, nội dung các tác phẩm của các tác giả khác ở trong và ngoài nước. Tác phẩm không trong tình trạng tranh chấp về bản quyền hoặc ý tưởng, nội dung, cốt truyện đối với các tác giả khác...
Thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn sẽ huy động được lực lượng sáng tác của các tác giả chuyên và không chuyên tại Việt Nam sáng tạo và lựa chọn ra nhiều kịch bản có chất lượng, làm tiền đề hướng đến dàn dựng những vở nhạc kịch đặc sắc dành cho trẻ em, nâng cao đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng nghệ thuật của công chúng, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt các tác phẩm sân khấu phục vụ thiếu niên, nhi đồng trong thời gian qua.
Đồng thời kỳ vọng, cuộc thi lần này sẽ tìm ra những tác phẩm có thể kể câu chuyện của Việt Nam đủ sức lay động và chạm tới thế giới, hướng tới mục tiêu chinh phục khán giả quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua nghệ thuật sân khấu.
Tác phẩm dự thi ghi rõ họ và tên tác giả, tên tác phẩm, thể loại, địa chỉ liên hệ, điện thoại liên hệ và gửi đồng thời qua hai hình thức: gửi bản mềm (chấp nhận định dạng .doc, docx và pdf) qua email: kichbanthieunhi@gmail.com và gửi bản cứng về địa chỉ: Nhà hát Tuổi trẻ - Số 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Thời gian gửi dự thi bắt đầu từ ngày 1/12/2023 đến ngày 30/3/2024. Dự kiến lễ tổng kết và trao giải sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2024 với cơ cấu giải thưởng bao gồm: một giải nhất (trị giá 100 triệu đồng), một giải nhì (trị giá 30 triệu đồng/giải), một giải ba (trị giá 15 triệu đồng).
Theo Arttimes
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Hằng năm, cứ độ tháng 11, tiết trời nắng mưa thất thường, hình ảnh mái trường làng cùng thầy cô giáo cũ hiện về trong tôi, mồn một.
Chớm đông. Dân ngụ cư như tôi nhìn gió rào rạt trên những con phố, lòng thiết tha nhớ mẹ nơi quê nhà.
Từ Sài Gòn, bạn nhắn, chỉ còn chưa tới tháng nữa là đến Noel, mọi năm thành phố trang trí rộn ràng, không khí Giáng sinh ngập khắp nẻo đường. Nay những con đường ở trung tâm...
Nghĩ cứ thương người xứ mình, lụt cứ nối lụt, chẳng tha năm nào, nên khổ cũng nối nhau giăng khắp nẻo đi đường về. Nhưng tuyệt nhiên người quê tôi không ai than vãn, dẫu dư âm...
(Thơ Võ Quang Diệm từ “Ký ức tình yêu” đến “Hương tình người xứ Nghệ”)
Sân khấu Nghệ thuật Thiên Đăng vừa phúc khảo vở kịch mới Duyên thệ (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc, cảm tác theo tiểu thuyết Bỏ vợ và Bức thư hối hận của nhà văn Hồ Biểu Chánh;...
Với những thước phim tuyệt đẹp và phong cách kể chuyện đặc sắc của hãng truyền thông danh tiếng, “The Tao of Coffee – Cà Phê Đạo”dài 45 phút đã đem đến cho khán giả quốc tế...
Khi những cơn heo may đã lắng dịu, thôi không còn lả lướt, phả cái hanh hao dằng dặc suốt mùa vàng, cũng là khi ta chào tiễn biệt những ngày gió nhẹ, nắng ấm của mùa thu xanh...
Nhà bên dòng sông thơ mộng, mùa hè thả mình trong những cơn gió nồm lồng lộng, thỏa thuê bơi lội giữa dòng nước xanh trong. Thời khắc chuyển mùa là đì đoàng những cơn mưa nguồn...
baophutho.vn Trong hai ngày 22-23/11, tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Khoa các khoa học liên ngành (KHLN), Đại học Quốc gia Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao...