{title}
{publish}
{head}
Xuân về, chúng tôi ngược dòng thời gian để tìm về những miền ký ức đã trở thành huyền thoại trên vùng Đất Tổ. Mỗi địa danh, tên núi, tên làng đều gắn liền với những sự kiện, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Đó là những di tích lịch sử cách mạng, là “địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho mọi tầng lớp Nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tượng đài Chiến thắng Sông Lô, huyện Đoan Hùng. (Ảnh tư liệu)
Năm 1946, khi Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và Người đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ di chuyển dần lên Chiến khu Việt Bắc. Theo tư liệu lịch sử ghi chép trong cuốn sách “Bác Hồ với Phú Thọ, Phú Thọ làm theo lời Bác” (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2005), trên hành trình lên Chiến khu, Người đến Phú Thọ vào rạng sáng ngày 4/3/1947. Nơi đầu tiên Bác đến là xã Cổ Tiết (huyện Tam Nông), rồi đến xã Chu Hóa (huyện Lâm Thao, nay thuộc TP Việt Trì), sau đó di chuyển qua Tiên Kiên (Lâm Thao), Phú Lộc, Phú Hộ, Chân Mộng (Phù Ninh). Ngày 30/3/1947, Người tới xã Yên Kiện (huyện Đoan Hùng).
Những nơi Người đi qua và ở lại Phú Thọ trên hành trình lên Chiến khu Việt Bắc nay đã có các Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi dấu ấn hình ảnh của Người trong lòng người dân Đất Tổ. Đây là những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ Phú Thọ nói riêng. Tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, hình ảnh thiêng liêng, ấm áp của Người luôn được lưu giữ trong trái tim người dân nơi đây. Cách đây 77 năm, trên đường lên Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Tham mưu đã ở và làm việc tại xóm Ghềnh, xóm Đồi thuộc xã Cổ Tiết (nay là xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông). Đây là địa phương có phong trào cách mạng sớm nhất của huyện, nơi được Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm địa điểm mở các lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh cho toàn tỉnh Phú Thọ. Tại đây, Người đã soạn thảo và công bố nhiều văn kiện, sắc lệnh, tài liệu quan trọng đối với cách mạng Việt Nam.
Các em học sinh chăm sóc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. (Ảnh Nguyễn Thế Lượng)
Đồng chí Triệu Công Hoan - Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông chia sẻ: Vinh dự, tự hào là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến và làm việc trong hành trình Người di chuyển lên Chiến khu Việt Bắc, cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân trong xã thường xuyên tổ chức lễ dâng hương, báo công, tuyên truyền thân thế, sự nghiệp, ghi nhớ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi đó là động lực xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Mỗi di tích đều mang một câu chuyện riêng và chứa đựng nhiều giá trị lịch sử khác nhau, phản ánh từng cột mốc, sự kiện, từng giai đoạn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Thế hệ đi trước đã không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, anh dũng hy sinh cho nền độc lập của dân tộc, vì vậy thế hệ trẻ ngày nay càng biết ơn sâu sắc, “khắc cốt ghi tâm” những tháng năm hào hùng ấy.
Ngược dòng Lô giang, trước khi hợp lưu tại ngã ba Hạc, dòng Lô vỗ về núi Đồn (thuộc địa phận thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng). Ở nơi sông Lô giao sông Chảy, ngay cạnh ngã ba sông là cụm tượng đài sững sững hiên ngang, ghi dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Đó là Chiến thắng Sông Lô tháng 10/1947, bẻ gãy một trong hai gọng kìm của Thực dân Pháp trong cuộc tiến công lên Chiến khu Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Chiến thắng Sông Lô đã tạo tiền đề để dân tộc ta làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Năm tháng qua đi song Chiến thắng Sông Lô mãi là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam nói chung, của quân và dân Phú Thọ nói riêng. Ý nghĩa lịch sử và giá trị giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của Chiến thắng Sông Lô đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, các chuyên gia nêu bật tại Hội thảo cấp Quốc gia “Phát huy giá trị di tích Chiến thắng Sông Lô tại huyện Đoan Hùng” được tổ chức đầu tháng 12 vừa qua, khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp gần kề.
Ngôi nhà Bác Hồ ở tại gia đình ông Nguyễn Hữu Đa, xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng. (Ảnh tư liệu)
Những năm qua, tỉnh Phú Thọ luôn coi trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích cách mạng. Các di tích được kiểm kê, xếp hạng và đầu tư nguồn kinh phí lớn để tu bổ, bảo tồn, tôn tạo. Hoạt động phát huy giá trị của di tích cách mạng luôn được quan tâm chú trọng với đa dạng hình thức. Các di tích được mở cửa thường xuyên đón khách tới tham quan, tìm hiểu.
Đồng chí Đinh Thị Tuyết Mai - Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động này luôn được gắn với các “địa chỉ đỏ” bằng các hoạt động cụ thể, ý nghĩa như: Tổ chức lễ báo công, dâng hương, dọn dẹp vệ sinh các Khu lưu niệm, Đền tưởng niệm liệt sĩ; chung tay giữ gìn, giới thiệu các điểm di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn; triển khai dự án số hóa dữ liệu di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là ở các Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương- mảnh đất cội nguồn dân tộc.
Vào ngày kỷ niệm hay dịp lễ lớn của đất nước, của tỉnh, người dân thường lựa chọn tới thăm quan các “địa chỉ đỏ” này như một cách để tưởng nhớ, tri ân chiến công và sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Mỗi di tích, địa danh cách mạng đều góp phần tô đậm diện mạo và nét văn hóa riêng biệt cho vùng Đất Tổ. Việc gìn giữ, bảo tồn, quảng bá những “địa chỉ đỏ” để phát huy hết tiềm năng, giá trị vốn có là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân trên quê hương Đất Tổ nói riêng, mỗi người dân Việt Nam nói chung, từ đó tạo động lực tích cực trong học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc.
Những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi qua và ở lại trên hành trình lên Chiến khu Việt Bắc nay đã có các Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là Khu di tích lưu niệm (KDTLN) Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông); KDTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng; KDTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy; Nhà văn hóa lưu niệm Bác Hồ tại thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao; KDTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì cũng như Tượng đài Chiến thắng Sông Lô (huyện Đoan Hùng); Tượng đài Chiến thắng Tu Vũ (huyện Thanh Thủy); Tượng đài Bác Hồ (xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn)... Đây là những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ Đất Tổ cội nguồn nói riêng.
Ngọc Tuấn
baophutho.vn Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong các trường học. Người...
baophutho.vn Trong không khí rộn ràng, phấn khởi, tràn đầy sắc Xuân, về khu 14, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với sự đổi thay...
baophutho.vn Những năm qua, phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn luôn gương mẫu,...
baophutho.vn Nhờ phát huy tốt vai trò của người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông Hà Mạnh Toàn, sinh năm 1947, dân tộc Mường ở khu...
baophutho.vn Dáng người nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và tháo vác là những gì chúng tôi cảm nhận được ngay khi gặp bà Hà Thị Nhạt, khu Tân Lập, xã Kim Thượng,...
baophutho.vn Xuân Đài là xã còn nhiều khó khăn của huyện Tân Sơn. Có địa hình rộng, dân cư chủ yếu là người Mường nên việc phát triển kinh tế tại địa phương...
baophutho.vn Ông Phạm Sơn Lâm (75 tuổi), là người dân tộc Mường, ở khu 5 xã Minh Hòa, huyện Yên Lập là một đảng viên, cán bộ hưu luôn tận tụy với công việc...
baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín tại khu 1, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, ông Đinh Công Đón đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát...
baophutho.vn Gần 10 năm gắn bó với nghề “cô nuôi dạy trẻ”, từ những kiến thức tích lũy được trong quá trình làm việc cũng như tình thương yêu con trẻ, mong...
baophutho.vn Về thăm huyện Tân Sơn vào những ngày giữa tháng 11, chúng tôi tìm đến khu Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn để tìm hiểu về một người được bà con...