{title}
{publish}
{head}
Đã tròn một năm kể từ ngày 5/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, Phú Thọ phấn đấu đến năm 2030 trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, với tầm nhìn là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch hàng đầu của vùng, là nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.
Thành phố Việt Trì hôm nay
Đưa Phú Thọ trở thành điểm đến du lịch
Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, Phú Thọ sẽ trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước, đồng thời hình thành các khu vực trọng điểm kết nối với vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng như Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, trong quy hoạch của tỉnh đã nhấn mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng - một trong những xu hướng phát triển kinh tế bền vững hiện nay.
Thành phố Việt Trì về đêm. Ảnh Tùng Vy
Thời gian qua, Phú Thọ đã từng bước thực hiện các nhiệm vụ và đột phá chiến lược như xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Xây dựng hai hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Trọng tâm là hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu du lịch, dịch vụ có quy mô lớn. Tỉnh cũng tập trung vào ba đột phá phát triển: Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương. Đồng thời tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch; đổi mới mô hình, tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại. Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút và quản lý đầu tư. Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ. Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở các lĩnh vực du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistics.
Thời gian qua, Phú Thọ nổi lên như một điểm đến lý tưởng nhờ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Trong đó các huyện có tiềm năng lợi thế nổi bật là Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa và thành phố Việt Trì. Đặc biệt là Thanh Thủy, địa phương có nguồn khoáng nóng quý hiếm và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, là lựa chọn ưu tiên cho du khách tìm kiếm sự thư giãn và tái tạo năng lượng. Với vị trí cách Hà Nội khoảng 60 phút di chuyển, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư bất động sản và phát triển khu đô thị sinh thái nắm bắt tiềm năng thị trường.
Du khách thăm đình cổ Hùng Lô và nghe Hát Xoan.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, tỉnh sẽ xây dựng 3 - 5 khu du lịch cấp tỉnh tại Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tam Nông, Tân Sơn,...Các khu du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, mà còn tập trung vào trải nghiệm văn hóa, chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp với xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism) trên toàn cầu.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, trong đó có việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và khai thác bền vững các tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là bước đi chiến lược nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Những nỗ lực này không chỉ góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, mà còn biến vùng Đất Tổ thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, hội tụ cơ hội sinh lời lâu dài cho các doanh nghiệp.
Khai thác tiềm năng vùng khoáng nóng Thanh Thủy
Vườn Vua Resort & Villas cùng các khu nghỉ dưỡng của Thanh Thủy có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thanh Thủy là huyện bên sông Đà, vốn được chú ý với nguồn khoáng nóng tự nhiên quý hiếm, được các chuyên gia đánh giá cao về giá trị khai thác lâu dài. Mỏ khoáng nóng Thanh Thủy được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới sâu lòng đất dọc theo dòng sông Đà. Mỏ có diện tích hơn 1km2, nhiệt độ trung bình khoảng tư 37 đến 53 độ C. Với trữ lượng nước dồi dào 19,7 triệu m3, khoáng nóng Thanh Thủy không chỉ mang lại giá trị nghỉ dưỡng mà còn mở ra tiềm năng phát triển các dịch vụ trị liệu sức khỏe đẳng cấp. Đây được xem là tài nguyên đắt giá của huyện, tạo nên sức hút mạnh mẽ với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu nghỉ dưỡng Wyndham Lynn Times Thanh Thủy
Cùng với tiềm năng từ tài nguyên thiên nhiên, Thanh Thủy đang chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào các dự án nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị sinh thái và các tổ hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một trong những điểm nhấn là dự án biệt thự khoáng nóng tự nhiên, được thiết kế tích hợp không gian chăm sóc sức khỏe hiện đại như tắm Onsen tại gia, bể bơi khoáng nóng 4 mùa, hệ thống xông nóng – xông lạnh,..., đáp ứng nhu cầu sống và nghỉ dưỡng cao cấp. Sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sống đẳng cấp và tiện ích chăm sóc sức khỏe tại gia đã thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và cư dân mong muốn sở hữu tài sản có giá trị lâu dài.
Đồng chí Dương Quốc Lâm - Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy cho biết: Thanh Thủy hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt về quy hoạch hạ tầng và cũng như mạng lưới giao thông thuận lợi để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư. Các tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Tuyên Quang – Phú Thọ, tuyến đường Hồ Chí Minh...giúp kết nối thuận tiện, tạo nên trục giao thông chiến lược cho Phú Thọ nói chung và Thanh Thủy nói riêng, nhất là khi huyện Thanh Thủy là tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, trở thành “cửa ngõ du lịch” của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Với chiến lược quy hoạch thông minh, khai thác triệt để lợi thế tự nhiên và con người, Phú Thọ đang trên hành trình khẳng định vị thế là trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng mới của miền Bắc. Đặc biệt, vùng đất khoáng nóng Thanh Thủy hứa hẹn trở thành biểu tượng cho sự phát triển bền vững, nơi hội tụ giữa thiên nhiên và con người, là miền đất hứa cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trong ngành du lịch - một ngành kinh tế đầy triển vọng của thế kỷ XXI.
Ngọc Hà
baophutho.vn Để nâng cao tỷ lệ thanh toán trực tuyến đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, ngày 10/12, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 5403/UBND-NCKS gửi các sở,...
baophutho.vn Cảnh tượng xe tải, xe hàng rong, người dân tấp nập, lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để bày bán đủ loại đồ ăn, nước uống, quần áo, nhu yếu phẩm,...
baophutho.vn Ngày 27/11, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh khu vực
baophutho.vn Ngày 27/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Yên Lập và đại biểu HĐND huyện Yên Lập...
baophutho.vn Ngày 27/11, đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị nghe báo cáo kết quả thực hiện chương trình thanh tra,...
baophutho.vn Trợ cấp hằng tháng dành cho người 60 tuổi không có lương hưu từ 1/7/2025
baophutho.vn Sáng 27/11, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì....
baophutho.vn Ngày 27/11, đồng chí Dương Hoàng Hương - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Tam...
baophutho.vn Hợp tác xã Nông nghiệp, chế biến nông sản và ứng dụng y học cổ truyền Mỹ Lương tại xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập được thành lập từ năm 2019,...
baophutho.vn Ngày 24/12/2004, Sở Bưu chính, Viễn thông - nay là Sở Thông tin và Truyền thông được thành lập. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Sở...
baophutho.vn Tối 25/11, tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Nghệ An đã diễn ra bế mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền...
baophutho.vn Ngày 26/11, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về tiến độ triển khai...