Cập nhật:  GMT+7

Quảng Ngãi: Giữ lửa di sản dân ca Bài chòi

Làn điệu dân ca Bài chòi dù có những bước thăng trầm, song luôn được gìn giữ, lưu truyền bởi những nghệ nhân giàu đam mê, tâm huyết. Họ là những người đang ngày đêm nỗ lực duy trì “ngọn lửa” di sản văn hóa phi vật thể trong cái nôi của Bài chòi miền Trung.

Quảng Ngãi: Giữ lửa di sản dân ca Bài chòi

CLB Bài chòi huyện Mộ Đức giành nhiều giải cao tại các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng.

Đắm say khúc hát dân ca

Bà Phạm Thị Lượng (xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) đã có hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật dân ca Bài chòi. Trong vai trò Chủ nhiệm CLB Bài chòi huyện Mộ Đức, nhiều năm qua, bà đã mang lời ca, tiếng hát ngọt ngào của mình phục vụ quần chúng và truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, nhưng bà Lượng lại có niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật Bài chòi. Bà cho biết: “Tôi có người cô tham gia biểu diễn ca kịch phục vụ chiến trường Quân khu V. Sau ngày giải phóng, cô trở về mở lớp tập Tuồng, Ca kịch, Bài chòi cho lớp trẻ, lúc này tôi mới 15 tuổi nhưng càng nghe càng thích, nên đam mê từ đó...”.

Do cuộc sống khó khăn, nhiều lần bà Lượng có ý định từ bỏ nghiệp hát dân ca. Nhưng duyên nợ gắn chặt, bà lại tiếp tục sưu tầm, sáng tác những làn điệu Bài chòi và là một trong những người tích cực tham gia xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng Bằng khen.

Từ năm 2018, bà Lượng được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm CLB Bài chòi huyện Mộ Đức. Nhưng sau đó, vì điều kiện gia đình khó khăn nên bà phải dừng lại để tập trung phát triển kinh tế. Dù không theo đuổi được con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng sau những giờ lao động mưu sinh, bà vẫn say mê luyện tập, ca hát để thỏa mãn đam mê của mình.

Hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật Bài chòi nên bà Lượng còn rất nhiệt tình phục vụ người dân trong làng, ngoài xóm. Hơn 40 năm qua, vào các dịp sinh hoạt tại khu dân cư, chương trình biểu diễn nghệ thuật, bà Lượng đều tình nguyện góp vui bằng những lời ca tiếng hát. Kể từ khi bà đảm nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm CLB Bài chòi huyện Mộ Đức, hoạt động ca hát Bài chòi tại địa phương ngày càng trở nên sôi nổi, góp phần vào việc xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cũng từ đây, bà có điều kiện để truyền đạt kỹ năng, kiến thức của mình về nghệ thuật Bài chòi dân gian đến với nhiều người.

Anh Võ Minh Hiếu (CLB Bài chòi Mộ Đức) cho biết, dù các thành viên CLB có độ tuổi và công việc khác nhau, nhưng điểm chung là tất cả cùng đam mê ca hát. Nhờ sự động viên, khích lệ từ bà Lượng nên ai cũng cố gắng sắp xếp việc riêng để tham gia tập luyện, biểu diễn.

“Tôi mê Bài chòi từ tấm bé. Những làn điệu ngọt ngào, mượt mà thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, pha chút hóm hỉnh làm cho tâm hồn người nghe thư thái, dễ chịu. Khi huyện thành lập CLB Bài chòi, tôi đã đăng ký tham gia với hy vọng sẽ học hỏi từ các đàn anh, đàn chị, để giọng hát thêm hoàn thiện”, anh Hiếu cho biết.

Quảng Ngãi: Giữ lửa di sản dân ca Bài chòiTrình diễn Bài chòi phục vụ du khách.

Phát huy giá trị di sản gắn với du lịch

Huyện Mộ Đức đã có định hướng đưa nghệ thuật hát dân ca Bài chòi, chơi Bài chòi thành sản phẩm phục vụ du lịch. Huyện chọn xây dựng địa điểm biểu diễn Bài chòi ở Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân); đồng thời bố trí kinh phí mở lớp truyền dạy loại hình nghệ thuật độc đáo này.Bà Võ Thị Minh Quyên, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao huyện Mộ Đức cho biết, từ năm 2023, bà Phạm Thị Lượng bị bệnh nên sức khỏe có phần giảm sút. Tuy nhiên, bà vẫn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương. Bà còn nhiệt tình truyền dạy Bài chòi cho những người có đam mê để cùng gìn giữ và phát huy nghệ thuật dân tộc. Những năm gần đây, Mộ Đức là địa phương đạt nhiều giải cao tại các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng của tỉnh Quảng Ngãi, và bà Lượng là người có công lớn trong những thành tích chung này.

Cuộc sống đời thường giản dị nhưng mỗi khi ngân nga câu hát hay bước lên sân khấu, bà Lượng lại sôi nổi và thăng hoa đầy nhiệt huyết. Suốt chặng đường dài gắn bó, nuôi dưỡng và gìn giữ nghệ thuật truyền thống, bà đã đi biểu diễn và truyền cảm hứng cho rất nhiều người, nhất là thế hệ trẻ. Bà còn sưu tầm, biên tập, sáng tác thêm lời mới dựa theo làn điệu dân ca để tạo thành bài hát hoặc một liên khúc dân ca.

“Tôi chỉ mong mình có đủ sức khỏe để tiếp tục đem kinh nghiệm và kiến thức tích lũy trong suốt cuộc đời truyền đạt lại cho các học viên, với mong muốn các bạn trẻ sẽ tiếp thu, gìn giữ và phát huy tối đa giá trị nghệ thuật Bài chòi của dân tộc”, bà Lượng bày tỏ.

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết, Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi. Tỉnh tập trung phát triển các đội, nhóm, CLB hát Bài chòi ở các địa phương, gắn kết loại hình nghệ thuật này với hoạt động du lịch. Việc đưa Bài chòi vào khai thác phục vụ du khách là cần thiết, nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, góp phần đưa kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển.

Theo Như Đồng (Báo Văn hóa)


Theo Như Đồng (Báo Văn hóa)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn
2024-11-15 12:43:00

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
2024-11-14 09:35:00

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Lự

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Lự
2024-07-11 09:58:00

Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường vẫn lưu giữ và...

Đại Phạm nâng cao chất lượng dân số

Đại Phạm nâng cao chất lượng dân số
2024-07-10 13:47:00

baophutho.vn Đại Phạm là xã miền núi thuộc huyện Hạ Hòa, hiện có 1.465 hộ với 5.680 nhân khẩu, giao thông đi lại khó khăn, người dân sống chủ yếu bằng nghề...

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh
2024-07-10 13:25:00

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén,...

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai
2024-07-08 09:46:00

Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà...

Già làng Siu H’Phyin như cánh chim không mỏi

Già làng Siu H’Phyin như cánh chim không mỏi
2024-07-05 08:57:00

Những năm qua, được sự quan tâm, chăm lo của chính quyền các cấp, đời sống của người dân làng Goòng (xã biên giới Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) ngày càng ấm no, hạnh...

“Đá Sổ đỏ”

“Đá Sổ đỏ”
2024-07-04 08:58:00

Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long