
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnNgười Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc.
Nghệ nhân ưu tú A Gông cùng các thanh niên trong làng Kon Du tạc tượng gỗ.
Từ khi còn nhỏ, nghệ nhân A Gông đã thích tạc tượng gỗ. Mỗi lần người thân trong gia đình hay người làng tạc tượng gỗ, ông đều chăm chú ngồi xem. Vì đam mê nên ông chịu khó học hỏi, luyện tập rồi trở thành người tạc tượng gỗ thuần thục khi mới 20 tuổi. Phát huy được năng khiếu của bản thân, ông tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, ngày hội tạc tượng gỗ dân gian trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ông còn nhiệt tình truyền dạy lại việc tạc tượng gỗ cho các thanh, thiếu niên trong làng. Nghệ nhân A Gông cho biết. “Để trở thành người tạc tượng gỗ giỏi, ngoài năng khiếu nghệ thuật, óc thẩm mỹ, bàn tay khéo léo còn cần có đức tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại, bởi mọi ý tưởng, nhát chặt bằng rìu, nhát chặt bằng rựa hay đục bằng dao đều có sự tính toán và cần độ chính xác cao. Tạc sai một lần có thể phá hỏng ý định, hình dáng tổng thể của cả pho tượng đã xây dựng trước đó”.
Theo chia sẻ của nghệ nhân A Gông, hình ảnh tượng được tạc thường được chọn gắn liền với đời sống, sinh hoạt hàng ngày, có thể là hình ảnh cha mẹ đi làm rẫy, đàn ông cầm rìu đi rừng, ông già đánh cồng chiêng, ông già cầm giáo, bà già giã gạo, bà già xách nước… Thông thường, những pho tượng có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 15cm, chiều dài khoảng 30-40cm. Hàng năm, khi đến các lễ hội của làng như lễ hội mừng chuồng trâu, người làng Kon Du sẽ cầm pho tượng trên tay rồi nhảy theo hình tròn trong nhà sàn hoặc ngoài sân cả đêm trong âm thanh cồng chiêng. Đến sáng sớm hôm sau, trước khi ra đồng gieo sạ, người làng sẽ ra phía sau nhà, cắm pho tượng trước chuồng trâu, gieo khoảng 20-30 hạt lúa xung quanh pho tượng để tổ tiên phù hộ cho gia đình có được một mùa vụ bội thu.
Tạc tượng gỗ cũng là cách để tưởng nhớ về người đã mất.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, ngoài sử dụng công cụ rìu để phá thân gỗ, rựa để tạo hình thô và dao để tạo hình chi tiết, người làng Kon Du còn sử dụng bộ công cụ điêu khắc gỗ của thợ mỹ nghệ để thuận lợi và dễ dàng trong việc tạo hình các chi tiết nhỏ cần sự tỉ mỉ, như khuôn mặt, đôi mắt, ngón tay, ngón chân, hoa văn trên trang phục…
Ngoài tạc những pho tượng nhỏ để cầm trên tay, người làng Kon Du còn tạc những pho tượng lớn có đường kính 40cm, chiều cao 1,5m, để giao lưu với các dân tộc bạn. Vật liệu để tạc thường là gỗ cà chít, dổi, sơn đỏ, bởi đây là những cây có khả năng chống mối mọt và chống nứt cao.
Với những người tạc tượng gỗ dân gian ở làng Kon Du, cái hồn nằm trong mỗi pho tượng được thể hiện qua hình dáng cơ thể và khuôn mặt. Khuôn mặt, đôi mắt, chân mày, gò má, đôi tai, cái mũi, tất cả phải giống với người lúc còn sống. Tướng mạo họ thế nào, họ sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất ra sao, người tạc tượng phải dùng trí nhớ của mình để tạc lại thật chính xác lên pho tượng. Nghệ nhân A Gông cũng vậy, những hình ảnh, kỷ niệm với người thân, người lớn tuổi trong làng đã mất ông luôn nhớ rõ và khắc ghi trong lòng. Để rồi mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại ngồi trước nhà sàn của gia đình, tạc những pho tượng gỗ để tưởng nhớ, gửi gắm tình cảm với những người đã mất.
Ánh chiều dần buông rọi lên những pho tượng nhỏ. Nghệ nhân A Gông chia sẻ rằng, vào lễ chuồng trâu năm sau, dân làng sẽ nhổ pho tượng lên đem đi cất và tạc một pho tượng khác để thay thế vào. Có như vậy, cánh đồng trồng lúa của dân làng mới mãi xanh tốt, trĩu bông.
Đức Thành
Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại ...
Người Ba Na ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum xưa quan niệm rằng, tượng gỗ phải gắn liền với nhà mồ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, sự độc đáo từ nghệ ...
Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) của người Mơ Nâm (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) nằm giữa một khu vực giữa bốn bề ...
Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ, đồng bào DTTS tại chỗ vẫn bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, ...
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển ...
Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Đối với các dân tộc tại chỗ, làng có ý nghĩa rất quan trọng ...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện ...
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ...
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
Ở miền núi Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số chủ yếu là Cor, Hrê, Ca Dong. Mỗi dân tộc có trang phục truyền thống riêng, với nét độc đáo không thể pha lẫn. Khoác trên mình bộ...
baophutho.vn Tri thức dân gian lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình (lịch Đoi/Roi) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tin vui này đang...
Ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, có một đội văn nghệ quần chúng Khmer với rất nhiều thành viên trẻ tuổi tham gia, dưới sự dẫn dắt của chị Liêu Thị Sa Phia, trưởng đội. Các thành...
Tỉnh Bắc Kạn có bẩy dân tộc cùng sinh sống là Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa và Sán Chay, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số. Mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng,...
Bản Séo Pờ Hồ yên bình bên dòng suối Pờ Hồ trong xanh thơ mộng, dưới chân đỉnh núi Ky Quan San hùng vỹ, nơi quần tụ của hơn năm chục nóc nhà của đồng bào Dao đỏ ở xã Mường Hum,...
Đồng bào Giáy ở Lào Cai cũng như các dân tộc thiểu số khác, ngoài Tết nguyên đán cổ truyền, trong một năm có rất nhiều tết lễ khác mang đặc trưng văn hóa truyền thống của dân...