{title}
{publish}
{head}
Hôm qua gặp bạn, bạn bâng quơ rằng chẳng biết một đời người có bao nhiêu lần cuối năm cho đến khi “trở về cát bụi”. Tôi giật mình, chợt nhận ra những ngày cuối tháng mười hai sắp hết, lốc lịch cũ trên tường mỏng tang. Điều đó có nghĩa là một năm nữa sắp qua, chuyến đò thời gian lại quay về cái thời khắc mới - cũ - cũ - mới nhịp nhàng lặng lẽ.
Một năm trôi qua, không đơn giản là cứ hết 365 ngày, từ sáng tới tối, 24 tiếng đồng hồ điểm nhịp mà là từng ấy ngày với bao bộn bề công việc, lo toan cuộc sống. Càng về những ngày cuối năm lại càng thấy gấp gáp, vội vội vàng vàng. Ngoài kia công trường đang ngổn ngang vôi vữa, đất cát, doanh nghiệp đua nhau chạy kịp chỉ tiêu, hoàn thành quý cuối cùng. Còn những nông dân thì miệt mài với ruộng đất, rau màu.
Con phố nơi tôi đang ở vốn được coi là một trong những khu phố yên bình nhất trong thành phố, ấy vậy mà những ngày này cũng trở nên náo nhiệt. Dăm ba điểm bán hàng quần áo tự phát, vài chỗ lại thấy bán nồi niêu xoong chảo, các đồ dùng thiết yếu, hệt như một góc chợ thu nhỏ. Chỉ đi trên vỉa hè phố những ngày này thôi cũng đã thấy sự đông đúc, chật chội và gấp gáp. Bạn bảo suy cho cùng thì cái cốt yếu của sự gấp gáp, vội vã ấy xuất phát từ “cơm, áo, gạo tiền” mà thôi. Xã hội thay đổi, suy nghĩ của con người vô tình bị cuốn theo. Ngẫm lại lời bạn, tôi gật gù. Ừ nhỉ, Tết Nguyên đán sắp đến, chẳng ông bố bà mẹ nào lại không muốn sắm cho đứa con mình thêm bộ đồ mới cho chúng vui mừng. Và chẳng gia đình nào muốn phải áy náy với tổ tiên khi mâm cỗ không được đủ đầy, chu đáo. Và còn hàng trăm thứ chuyện trên đời, chuyện ra giêng, chuyện học hành của con cái đầu năm, chuyện lì xì, vốn dĩ đã thành thông lệ. Tự nhiên tôi thấy thương những người nghèo khổ. Ngày cuối năm có khi là những ám ảnh khôn nguôi của họ, những áp lực vô hình đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của những ông bố bà mẹ nghèo, rồi cả những người tha phương cầu thực.
Những ngày cuối năm, trong phút giây ngắn ngủi cuối ngày tôi thường ngẫm lại bản thân. Một năm, chừng ấy ngày, có ngày tôi đã sống một cách vô ích, có ngày lại sống quá vội vã. Mục tiêu này tới mục tiêu nọ cứ dài đầy trang giấy trong ngày đầu năm mới nhưng đến cuối năm điểm lại thấy mình chẳng thực hiện được bao nhiêu. Lại nuối tiếc, dằn vặt bản thân mà đâu biết rằng nếu cứ sống tốt mỗi ngày, tạo niềm vui cho mình là đã đủ cho hạnh phúc rồi. Tuổi trẻ xông pha, nhiệt huyết rốt cuộc đã làm gì được cho gia đình, cho người thân?
Ngày cuối cùng năm, chợt chạnh lòng khi thấy tuổi của ba mẹ dần một nhiều thêm. Cuộc đời ba mẹ tảo tần, hy sinh, bươn chải cũng chỉ vì tương lai của con cái... Vậy mà, hôm nay đây, tôi chạm ngõ tuổi ba mươi vẫn chưa làm được gì cho ba mẹ. Những ngày cuối năm như một lời nhắc nhở để tôi biết trân trọng thời gian đang có, biết nhớ về quá khứ và biết hướng đến tương lai, biết góp nhặt yêu thương, rũ đi ghét bỏ. Bên tai tôi, dường như năm mới đang thì thầm: “Những thất bại, tiếc nuối và nỗi buồn đang khép lại, một năm mới sẽ về, may mắn, hạnh phúc và vui vẻ hơn. Nếu có thể, hãy tha thứ cho lỗi lầm của những người đã gây cho mình đau khổ để chính mình thấy nhẹ lòng hơn. Để năm mới bắt đầu với những điều mới mẻ, ngập tràn hy vọng. Ta sẽ viết tiếp, thắp lên ngọn lửa yêu thương. Sẽ hân hoan đón chào những điều tuyệt vời nhất trong năm mới!”.
Việt Hoàng (Theo Báo Hải Dương)
Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ nhất (Timeless Animation Festival 2024) được tổ chức trong tháng kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (9/11/1959 - 9/11/2024) với...
Tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã trở thành một "hiện tượng xuất bản" khi vừa
Là câu hát hay câu thơ tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng, mỗi sớm mai thả bộ dọc con phố nhỏ ngát hương sen hướng ra công viên là giai điệu ấy lại ngân nga trong tâm hồn...
Thời gian chỉ còn rất ngắn cho một năm để gói ghém những gì cần lưu giữ vào kho kỷ niệm. Thảo dặn lòng sẽ chỉ mang đi những yêu thương, chào đón những điều mới mẻ để đồng hành...
Lẽ thường trong cuộc sống, khi thiếu đi một chút gì tốt đẹp, người ta mới càng biết trân quý những điều tốt đẹp. Như những ngày Hè oi ả mới khiến mọi người khát mưa, hay những...
Nông Quốc Chấn (1923-2002) là nhà văn người dân tộc Tày. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên “mang hơi thở núi rừng Việt Bắc Bắc vào thi ca”, được coi là cánh chim đầu đàn...
Mẹ xuống thăm nhà mới, bần thần nhìn mảnh sân chật tin hin chỉ đủ nhích vừa chiếc xe máy, kê giá để giày dép và một chiếc bàn ngồi uống nước chè.
Mới đó mà đã hơn 10 năm ông tôi đi xa. Tôi - đứa trẻ con năm nào líu ríu theo dì, theo mẹ về quê giờ đã trở thành người mẹ, lại vẫn líu ríu dắt hai đứa con nhỏ về thăm quê...
Chiều nay đi làm về, chưa kịp vào nhà mẹ đã hỏi: Con thấy nhà mình có gì khác không? Ta nhìn quanh quẩn rồi bất chợt thảng thốt, rưng rưng xúc động không nói nên lời khi ở hiên...
Không biết tự bao giờ mà mùa đông đã trở thành mùa nhớ? Phải chăng chính cái rét đặc trưng như muốn cắt da cắt thịt của nó mà khiến cho người ta tìm đến nỗi nhớ như thể là một...
Gió mát se sẽ luồn vào bờ tóc rối để con bé kịp nhận ra một điều tuyệt vời là bốn phía hôm nay đều một màu sương mù. Sực nhớ tới lời hẹn của chúng bạn, con bé ăn quàng bát cơm...
baophutho.vn Ngày 12/12, tại Vườn lan Mộc Hương (phường Vân Phú, TP. Việt Trì), bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú” được ra mắt, thu hút sự quan tâm của đông...