{title}
{publish}
{head}
Nhìn nhận về giới và đặc điểm giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy thế mạnh mỗi giới, đồng thời hạn chế sự thiệt thòi, bất bình đẳng giới, giúp xã hội phát triển cân bằng và lành mạnh hơn, thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ DTTS.
Những năm qua, lĩnh vực bình đẳng giới và đảm bảo quyền của phụ nữ DTTS của nước ta ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, bao gồm cả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS: Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và 2021-2030...
Bên cạnh đó, một số chính sách đặc thù cho vùng DTTS được ban hành như: Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025, Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025, Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030... Vì vậy tỷ lệ tảo hôn của người DTTS đã giảm; tỷ lệ hộ gia đình DTTS có kết nối internet (wifi, cáp hoặc 3G,4G) tăng; thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng của người DTTS tăng mạnh; tỷ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em DTTS, tỷ lệ người DTTS tham gia bảo hiểm y tế đều tăng cao...
Với những nỗ lực đó, đã góp phần nâng chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 lên thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Và ngày 9/4/2024, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.
Thực tế hiện nay cho thấy, phụ nữ DTTS vẫn phải đối mặt với các rào cản trong tiếp cận và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; một số vấn đề giới ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục tồn tại trong vùng DTT&MN như: Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chung ở DTTS tuy có giảm nhưng mức giảm chưa đồng đều và cá biệt vẫn tiếp tục tăng trong một số dân tộc; lao động nữ DTTS làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương nhiều hơn so với lao động nam DTTS và lao động nữ người Kinh...
Mục tiêu bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS&MN là xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ vùng DTTS và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Để tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ DTTS phát triển, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới khu vực này, Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ triển khai 10 dự án, trong đó có dự án đặc biệt dành cho đối tượng phụ nữ DTTS, đó là: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (Dự án 8). Đây là lần đầu tiên, Chương trình mục tiêu Quốc gia dành riêng một dự án về bình đẳng giới, với các mục tiêu thực hiện cụ thể và chính sách đặc thù để hỗ trợ cho đồng bào các DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng nhằm giúp họ có thêm nguồn lực, tri thức để dễ dàng tiếp cận cơ hội việc làm; phát triển kinh tế.
Trong xã hội nào cũng vậy, người phụ nữ có hạnh phúc thì xã hội mới hạnh phúc; trong gia đình, người phụ nữ có tri thức, có sức khỏe sẽ cùng chồng nuôi dạy những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Nâng cao vị thế của phụ nữ DTTS, thúc đẩy bình đẳng giới khu vực này sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng, một xã hội giàu mạnh và hạnh phúc. Điều này không chỉ bản thân người trong cuộc, mà đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia.
Phạm Kim
Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận...
Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ...
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu...
Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ...
Bên con đường bê tông, ngôi nhà sàn của chị Lục Thị Huế (thôn Bình Minh, xã Minh Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) bình yên như bao ngôi nhà sàn khác. Phía sau vẻ bình...
baophutho.vn Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật...
baophutho.vn Yên Lương là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, theo Quốc lộ 70B, cách trung tâm huyện hơn 30km; phía Bắc giáp xã Hương Cần,...
Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê...
Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài...
baophutho.vn Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Yên Lập, sau khi tốt nghiệp Trung cấp sư phạm Hà Nội (nay là Đại...
Chúng tôi về An Lão, tỉnh Bình Định khi thời tiết giao mùa, những cơn mưa rả rích làm dịu không khí sau một mùa nắng bỏng rát. Xa xa trên ngọn núi bảng lảng sương mù, tạo nên...
Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu....