Cập nhật:  GMT+7

Tích cực hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp người dân thoát nghèo

Bằng hình thức hỗ trợ cây, con giống, tập huấn kỹ thuật... đã giúp nông dân xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng chăn nuôi bò lai sind sinh sản tại xã Đồng Sơn (thuộc dự án 2: Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Xã Đồng Sơn là một trong những xã của huyện đăng ký thực hiện Dự án chăn nuôi bò lai sind sinh sản. Theo đó, mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế phù hợp với điều kiện thế mạnh của địa phương, nhằm góp phần tạo thêm việc làm cho nông dân nghèo. Đồng thời, đưa những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, từng bước hình thành và phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, tự lực vươn lên ổn định cuộc sống để thoát nghèo bền vững.

Tích cực hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp người dân thoát nghèo

Được Nhà nước hỗ trợ một con bò lai sind giúp hộ bà Hà Thị Diến - khu Măng 1 có thêm nghị lực để vươn lên thoát nghèo.

Cùng ông Hà Văn Chắng - Tổ trưởng Tổ sản xuất cộng đồng khu Măng 1, Măng 2 đến thăm mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình bà Hà Thị Diến. Nhà có hai mẹ con, con trai hơn 30 tuổi nhưng mất sức lao động do tai nạn giao thông, gia đình bà Diến thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2024, bà là một trong các hộ được hỗ trợ nuôi bò sinh sản của dự án. Sau 4 tháng nuôi và chăm sóc, gia đình bà đã bước đầu được hưởng thành quả có 1 bê con... Đây là tín hiệu rất vui đối với gia đình, từ đó bà có thêm nghị lực để cố gắng vươn lên thoát nghèo. Hay như hộ ông Hà Hải Yên, Hà Xuân Quế cũng được hộ trợ nuôi bò đến nay đã có bê con.

Ông Hà Văn Chắng cho biết: “Sau khi các hộ dân được hỗ trợ bò, Tổ sản xuất cộng đồng sẽ là đầu mối thực hiện việc tổ chức cho các thành viên đi tham quan học tập kinh nghiệm một số trang trại trong và ngoài tỉnh để các hộ tham gia dự án trực tiếp lựa chọn bò giống, giao cho các hộ thành viên trong tổ để thực hiện chăn nuôi theo đúng nội dung dự án được phê duyệt...”.

Để đảm bảo cho người dân trong việc chăn thả, chăm sóc, xã đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các thành viên của Tổ tham gia thực hiện dự án về các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, chế biến và dự trữ thức ăn cho bò. Đồng thời cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ thực hiện việc chăm sóc, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đảm bảo cho đàn bò phát triển tốt. Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại rơm rạ, cỏ tươi, cỏ khô, thức ăn xanh và củ, quả... Ngoài ra sử dụng thức ăn ủ chua, thức ăn tinh chế.

Dự án sử dụng giống bò cái lai sind là giống có khả năng kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện nuôi thả trên địa bàn. Được ký hợp đồng mua tại các cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng, được cấp có thẩm quyển công nhận để chuyển giao cho các hộ thực hiện dự án. Con giống cần đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản như: Bò giống đảm bảo đủ từ 15-18 tháng tuổi có trọng lượng trung bình đạt từ 200-250 kg/con.

Tích cực hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp người dân thoát nghèo

Hộ ông Hà Hải Yên, Hà Xuân Quế cũng được hỗ trợ nuôi bò đến nay đã có bê con.

Dự kiến, sau 2 năm chăm sóc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, ước tính có 100% số bò cái sinh sản từ 1 lứa trở lên, dự án tăng khoảng 60 con bò, trong đó con bò lứa 1 trưởng thành (khoảng 10-12 tháng tuổi), ước tính bình quân mỗi con bò bán ra thị trường khoảng 14-16 triệu đồng/con. Tổng doanh thu khoảng trên 780 triệu đồng. Lợi nhuận của mỗi hộ trung bình là 15 triệu đồng/hộ/2 năm. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi hộ hàng năm cho thu nhập tăng thêm trung bình khoảng 15 triệu đồng/năm. Bê con và bò thành phẩm sẽ được tiêu thụ trên địa bàn huyện và thương lái các vùng lân cận.

Thông qua việc triển khai thực hiện dự án là cầu nối cho các hộ nông dân thuộc diện đối tượng thụ hưởng được tiếp cận khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi các loại giống gia súc có chất lượng cao. Tiếp cận và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ đó thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức trong thực hiện chương trình và sử dụng có hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phấn đấu thoát nghèo bền vững.

Việc thực hiện hiệu quả dự án, sẽ góp phần giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn. Các hộ gia đình được cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng thụ hưởng, tăng thêm nguồn thu nhập góp phần thực hiện tốt chủ trương giảm nghèo, ổn định đời sống người dân trên địa bàn.

Đinh Tú


Đinh Tú

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
2025-04-04 10:42:00

baophutho.vn Sản xuất và chế biến nông sản là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế, gia tăng cơ cấu nông nghiệp, mở...

Đổi mới trong quản lý động vật hoang dã

Đổi mới trong quản lý động vật hoang dã
2025-04-03 08:08:00

baophutho.vn Ứng dụng phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) vào việc quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh giúp cho...

Tăng “sức hút” từ các khu công nghiệp

Tăng “sức hút” từ các khu công nghiệp
2025-04-02 10:36:00

baophutho.vn Thực hiện khâu đột phá cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị...

Điểm đến của các nhà đầu tư

Điểm đến của các nhà đầu tư
2025-04-02 08:34:00

baophutho.vn Nối tiếp đà thành công trong công tác cải thiện môi trường, xúc tiến đầu tư đã đạt được trong năm 2024 và giai đoạn trước, từ đầu năm 2025 tới...

Tự hào hàng Việt

Tự hào hàng Việt
2025-04-01 08:51:00

baophutho.vn Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh, Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long