{title}
{publish}
{head}
Là câu hát hay câu thơ tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng, mỗi sớm mai thả bộ dọc con phố nhỏ ngát hương sen hướng ra công viên là giai điệu ấy lại ngân nga trong tâm hồn mình. Mà không yêu sao được khi tôi được đón ban mai giữa ngan ngát màu xanh và hương thơm của cỏ cây hoa lá!
Cỏ trong tôi là tuổi thơ, là ký ức...
Nhớ hôm đầu tiên tò mò thả bộ ra công viên... đầu óc vẩn vơ cố tìm một từ nào đó thật hợp lý để diễn tả cái trạng thái của những ngôi nhà cao tầng lộ dần ra trong ánh sáng của ngày mới. Rồi từng ô cửa sổ cũng dụi mắt và choàng tỉnh... thấp thoáng sau đó là những gương mặt vừa được vỗ về bởi màn đêm.
Đang thả mình với những liên tưởng thú vị, tôi chợt ngẩn người ra khi không gian bọc trong hương thơm ngọt dịu và nồng nàn. Gần! Rất gần nhưng như thật xa... hương cỏ mật! Chao ôi! Giữa lòng thành phố trẻ đang độ chuyển mình mà ta được đắm mình trong hương cỏ của một thời thơ ấu trong lành. Lòng như dịu lại.
Hương cỏ nhắc tôi nhìn sâu hơn vào thảm cỏ vừa được những người công nhân môi trường xén dở chiều qua bắt nắng ngời thơm. Lúc ấy, tôi chợt nghĩ rằng: mỗi người, mỗi việc, dù ở đâu hay làm gì cũng là một cách để dâng hương cho cuộc đời.
Rồi những bàn tay thơm ấy xuất hiện. Họ thao tác rất nhanh: khoác đồng phục, đeo kính bảo hộ, khởi động máy và bắt đầu xén cỏ. Những lớp cỏ xanh được dồn lại, nhựa ứa ra lóng lánh cùng sương. Một cách rất tự nhiên và thành thật, tôi thốt lên: “Tiếc!” Người bạn đồng hành quay sang nhìn trân vào tôi ý chừng không hiểu.
Bạn sẽ không thể hiểu bởi cỏ trong tôi là tuổi thơ, là ký ức... Cỏ nhắc tôi nhớ về những ngày xa xưa mỗi độ tết đến mà đông chưa đi. Rét nên cỏ hiếm. Chúng tôi phải hì hụi xuyên trưa, quên tối để cắt đủ cỏ cho mấy chú bò ăn tết. Tôi sẽ được đi đánh xu, đánh đáo với chúng bạn, sẽ được mặc những chiếc áo hoa mới hoặc thắm đỏ hoặc vàng tươi rạo rực cả lên.
Giờ đây, cỏ vẫn lặng lẽ xanh nhưng ký ức ấy xa lơ xa lắc. Cỏ vẫn lặng lẽ xanh nhưng lũ trẻ bây giờ ít khi chân trần trên cỏ... Cỏ vẫn lặng lẽ xanh để mang trên mỗi mềm tơ thật nhiều sứ mệnh: Dâng hương sắc cho những ban mai trên thành phố nhỏ, làm dịu lại những tâm hồn quá nhiều âu lo và mệt mỏi. Và hơn hết, cỏ nhắc nhở tôi về sự tái sinh nhiệm màu!
Cứ thế, hương cỏ mật và màu xanh dịu nhẹ mơn man cứ dẫn tôi đi trong vô vàn ý nghĩ không đầu không cuối. Cho đến khi tiếng chuông kinh còng của những chiếc xe thể thao rộn rã vang lên mới dứt tôi ra khỏi những vu vơ để trở về với con đường uốn mềm chạy giữa mênh mang cỏ...
Chúng tôi bắt đầu tìm tên cho từng lối nhỏ: Này là con đường thơm uốn mình dưới những tán ngọc lan đang độ dậy thì, bông căng mủm ngời lên như sữa. Này là con đường tím, rợp bóng bằng lăng mỗi độ hè về. Bất chợt bạn tôi nhớ ra và đọc mấy câu thơ: “bằng lăng ơi tím chi mà tím quá/ màu hoa buồn ở lại nhé anh đi”. Bằng lăng trong thành phố của tôi không buồn. Cái màu hoa tím biếc trong nắng vàng ôm lấy những vỉa cỏ xanh này sao có thể buồn.
Nối với con đường tím là con đường vàng rạng rỡ màu hoa kim phượng. Phượng vàng và ngào ngạt thơm... Hoa nối mùa, cánh mỏng tang bâng quơ bay vào trong gió. Kim phượng tàn hoa cũng là khi thu về. Lúc ấy, liễu và hồ sẽ đứng nhìn nhau (hình như có ai nói thế).
Thành phố của tôi, những cơn mưa bất ngờ hơn. Tôi thường cảm nhận ranh giới mùa bằng một trận mưa. Bên kia cơn mưa là cỏ cháy. Bên này cơn mưa là ngọc bích tàng hình sau mỗi cọng tơ xanh. Cơn mưa, theo một cách nào đó đã cho tôi trực giác về sự tái sinh. Tin tôi đi, cùng tôi chạm vào những chồi xanh vừa nhú, cùng tôi nghe thật sâu tiếng của những đàn cá mái, cá mương đang bật nhảy lao xao vũ điệu nào đó làm phơi ra những chiếc bụng bé xíu và trắng lóa dưới mép nước hồ xanh...
Chúng đang vui đón mùa của loài người hay đang tận hưởng mùa riêng trong hạnh phúc? Nhưng chúng với hoa thắm cỏ xanh, với giai điệu vừa ngân lên đâu đó lại khiến tôi một lần nữa thầm nhẩm lời của câu ca chưa có nhạc: “Tôi yêu thành phố của tôi”!
Mai Liễu (Theo Báo Hà Tĩnh)
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Thời gian chỉ còn rất ngắn cho một năm để gói ghém những gì cần lưu giữ vào kho kỷ niệm. Thảo dặn lòng sẽ chỉ mang đi những yêu thương, chào đón những điều mới mẻ để đồng hành...
Lẽ thường trong cuộc sống, khi thiếu đi một chút gì tốt đẹp, người ta mới càng biết trân quý những điều tốt đẹp. Như những ngày Hè oi ả mới khiến mọi người khát mưa, hay những...
Nông Quốc Chấn (1923-2002) là nhà văn người dân tộc Tày. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên “mang hơi thở núi rừng Việt Bắc Bắc vào thi ca”, được coi là cánh chim đầu đàn...
Mẹ xuống thăm nhà mới, bần thần nhìn mảnh sân chật tin hin chỉ đủ nhích vừa chiếc xe máy, kê giá để giày dép và một chiếc bàn ngồi uống nước chè.
Mới đó mà đã hơn 10 năm ông tôi đi xa. Tôi - đứa trẻ con năm nào líu ríu theo dì, theo mẹ về quê giờ đã trở thành người mẹ, lại vẫn líu ríu dắt hai đứa con nhỏ về thăm quê...
Chiều nay đi làm về, chưa kịp vào nhà mẹ đã hỏi: Con thấy nhà mình có gì khác không? Ta nhìn quanh quẩn rồi bất chợt thảng thốt, rưng rưng xúc động không nói nên lời khi ở hiên...
Không biết tự bao giờ mà mùa đông đã trở thành mùa nhớ? Phải chăng chính cái rét đặc trưng như muốn cắt da cắt thịt của nó mà khiến cho người ta tìm đến nỗi nhớ như thể là một...
Gió mát se sẽ luồn vào bờ tóc rối để con bé kịp nhận ra một điều tuyệt vời là bốn phía hôm nay đều một màu sương mù. Sực nhớ tới lời hẹn của chúng bạn, con bé ăn quàng bát cơm...
baophutho.vn Ngày 12/12, tại Vườn lan Mộc Hương (phường Vân Phú, TP. Việt Trì), bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú” được ra mắt, thu hút sự quan tâm của đông...
Lâu nay, bạn đọc Việt Nam biết đến văn học Nhật Bản phần nhiều là qua các tác giả