{title}
{publish}
{head}
Trần Quang Cảnh, hay còn gọi là Cảnh Trần, giành giải Nhất bảng A cuộc thi Hát Thính phòng-Nhạc kịch–Hợp xướng toàn quốc năm 2023. Ít ai biết được, chàng ca sĩ sinh năm 2000 này vốn sinh ra và lớn lên ở vùng núi Lương Sơn, Hòa Bình và trong gia đình cũng không có ai theo ngành nghệ thuật.
Trần Quang Cảnh trong một buổi luyện tập. (Ảnh: NVCC).
Hành trình theo đuổi và xây dựng ước mơ của Cảnh Trần là cả một chặng đường thật dài. Ước mơ trở thành ca sĩ đến với Cảnh Trần từ khi còn rất nhỏ, nhưng con đường đến với âm nhạc chuyên nghiệp của em chỉ thực sự bắt đầu sau khi tốt nghiệp THPT.
Sinh ra và lớn lên ở Lương Sơn, Hòa Bình, mẹ là người dân tộc Mường, bố là bộ đội đóng quân ở Hòa Bình và lấy mẹ người địa phương, nay đã về hưu, gia đình không có ai theo âm nhạc, Cảnh Trần chỉ có duy nhất trong tay giọng hát. Những ngày đầu khi biết ước mơ của em, cả gia đình ai cũng lo lắng vì biết chắc chắn phía trước sẽ có rất nhiều khó khăn, mà không ai hỗ trợ được cho Cảnh.
Khi được bạn bè khuyên nhủ phải đi học ôn thì mới thi được vào khoa Thanh nhạc, Cảnh cũng rất lo lắng vì không biết lấy tiền đâu để đi học cũng như cho những chi phí khác như ăn ở, đi lại... Và chàng trai đã quyết tâm xây dựng ước mơ của mình từ hai bàn tay trắng.
Rời quê xuống Hà Nội, Cảnh xin đi làm để có tiền trang trải cho việc học thêm. Cảnh kể lại, học xong cấp 3, em chưa biết mình theo gì dù rất thích hát. Em đánh liều bắt xe bus ra Hà Nội, còn không biết chuyến nào, đi đâu, chưa biết sẽ đến đâu, vô tình dừng lại ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cảnh kể lại giây phút đó, khi đứng trước cổng trường, em thấy thích nơi này và mong ước một ngày sẽ trở thành sinh viên của trường. Bố mẹ Cảnh đều không muốn em theo nghề hát. Cảnh lén mua 1 bộ hồ sơ, và phải đến lúc gần thi bố mẹ mới biết ý định của em.
Trước khi thi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Cảnh Trần xin đi làm bán vé tại một bể bơi. Bể bơi mở cửa từ 5 giờ sáng đến 21 giờ tối, em phải dậy từ sáng sớm đi làm, sắp xếp tranh thủ học vào buổi trưa rồi lại đi làm. “Những ngày trời mưa, lạnh, dậy sớm, xe bus chạy qua mình không kịp đón, cũng muốn buông xuôi. Giờ nghĩ lại, em thấy mình những ngày ấy thật giỏi.”-Cảnh kể. Cứ miệt mài như vậy cho đến khi em đạt được ước mơ chính thức trở thành sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Cảnh Trần và thầy của mình, NSND Quốc Hưng.
Khi vào trường, Cảnh Trần gặp thầy, NSND Quốc Hưng. NSND Quốc Hưng cũng là người tạo nên Cảnh như ngày nay. Nhận xét về cậu học trò 7 năm của mình, NSND Quốc Hưng cho biết: “Cảnh Trần đã cố gắng rất nhiều. Em đến với tôi như tờ giấy trắng, tôi dạy từ đầu vào đến bây giờ. Em có tố chất tốt, quan trọng là có đam mê, bám thầy đến cùng. Các buổi học em đến rất sớm rồi, nhưng cả buổi không học em cũng đến để nếu có ai nghĩ là em sẵn sàng lên thế chỗ trống ngay. Giọng hát của em rất đẹp, rất tình. Cảnh là học trò của tôi năm thứ 7 rồi”.
Cuộc thi Hát Thính phòng-Nhạc kịch–Hợp xướng toàn quốc là một trong những ấp ủ của Cảnh Trần khi mới bước chân vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2019, khi cuộc thi diễn ra, Cảnh đi xem không sót một buổi nào, và mong muốn một ngày nào đó chính mình sẽ được đứng trên sân khấu với tư cách là một thí sinh của cuộc thi. Và Cảnh lại ra sức rèn luyện để thực hiện ước mơ ấy.
Cảnh Trần (thứ 5 từ phải sang) tại lễ trao giải cuộc thi.
Khi được xin ý kiến, NSND Quốc Hưng đã động viên Cảnh đi thi và chia sẻ những kinh nghiệm của thầy. Hai thầy trò cùng nhau chọn và dựng bài suốt những ngày chuẩn bị bước vào thi. Cảnh chia sẻ, khó khăn là chọn bài, phải tính toán rất nhiều vì nếu chọn không khéo sẽ bị trùng tác phẩm dự thi với các thí sinh khác. Ngoài ra, thí sinh còn phải luyện tập và xử lý làm sao để khoe được tốt nhất giọng hát của mình.
Cảnh Trần chia sẻ, khó nhất trong bài thi của mình là những tác phẩm được viết bằng tiếng Đức, tiếng Anh và cả tác phẩm Việt Nam. Trong đó, “Litanei” của Schubert dù là tác phẩm ngắn nhưng phải cần nội lực, cột hơi phải ổn định và phải rất khỏe thì mới thể hiện tốt độ legato của tác phẩm. Bản thân Cảnh phải dành nhiều thời gian để luyện tập cho việc phát âm tiếng Đức phải chuẩn, đặt vị trí âm thanh đúng chỗ thì tác phẩm mới ra đúng tâm hồn của tác giả.
Tác phẩm “The trumpet shall sound” của G. Handel được viết bằng tiếng Anh cũng rất khó về kỹ thuật chạy nốt, âm vực cũng khá rộng, đặc biệt người hát phải mở vị trí âm thanh để khán giả nghe rõ được những phụ âm của tiếng Anh vì hát cổ điển rất khó đặt vị trí cho tiếng Anh.
Tác phẩm “Côn Đảo” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận khi hát cổ điển thính phòng, cần chú ý nhất là phải hát được rõ lời, rõ từng câu chữ để khán giả nghe không bị cứng và hiểu được cả nội dung và cảm xúc. Đây cũng là một thử thách lớn đối với bản thân Cảnh.
Giành giải Nhất bảng A chung cuộc, cảm giác của Cảnh Trần là xúc động, hạnh phúc và vinh dự. Điều đầu tiên Cảnh nghĩ tới là thầy của mình NSND Quốc Hưng, đây là món quà đầu tiên lớn nhất sau gần 10 năm gắn bó, Cảnh dành tặng cho thầy, cũng như các thầy cô đã dạy dỗ em tại Học viện Âm nhạc Quốc gia.
Nhận xét về Cảnh Trần, NSND Quang Thọ cho biết, ông đã theo dõi Cảnh từ lâu. Cảnh luôn được điểm cao trong các kỳ thi, hầu như cao nhất trong khoa. “Giải thưởng với em xứng đáng. Sự cố gắng của em qua các tác phẩm 2 vòng bảng A, đều đạt tiêu chuẩn cao nhất mà ban giám khảo yêu cầu. Xử lý tiếng Đức rất khó đối với người Việt, nhưng Cảnh đã xử lý được tác phẩm đúng với yêu cầu” – NSND Quang Thọ nhận xét.
Hiện tại Cảnh Trần vẫn vừa học vừa làm để có thêm kinh nghiệm chuyên môn từ các thầy, các anh chị đồng nghiệp. Cảnh cho biết, em mong muốn tiếp tục trau dồi thêm kinh nghiệm để hoàn thiện mình hơn về mặt chuyên môn và từng bước làm nghề một cách chuyên nghiệp. Cảnh Trần cũng mong muốn có được cơ hội cọ xát trên sân khấu thật nhiều, được truyền niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc thính phòng cổ điển đến với đông đảo.
Theo nhandan.vn
Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan đang là những thiên đường ẩm thực trong khu vực châu Á được các "tín đồ" Việt Nam ưa chuộng nhất.
Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...
Vừa qua, kênh BBC One của Vương quốc Anh đã công chiếu những thước phim được thực hiện tại Hang Sơn Đoòng, Quảng Bình. Qua các cảnh quay, đoàn làm phim đã lột tả sự kỳ vĩ và vẻ...
GS Trần Xuân Bách - Trường ĐH Y Hà Nội - là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 bảng xếp hạng Best Rising Stars of Science in the World 2023 Ranking do trang...
Các chuyên gia từ tạp chí chuyên về du lịch của Mỹ Travel+Leisure nhận định Thừa Thiên Huế là điểm đến lý tưởng, giúp du khách quốc tế thư giãn và tìm về quá khứ khi khám phá Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia Hội chợ châu Á 2023 tại Pháp và dự kiến sẽ duy trì trong những năm tiếp theo, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam thân thiện...
Ban Tổ chức World Travel Awards vừa công bố bình chọn “Tháp Nghinh Phong, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được giải thưởng World’s Leading City Monuments 2023” (Công trình du...
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 với thông điệp “Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối...
baophutho.vn “Among Us” là một trò chơi trực tuyến nổi tiếng phát triển bởi InnerSloth. Được phát hành vào tháng 6 năm 2018, trò chơi này trở nên cực kỳ phổ...
Với sự bí ẩn về nguồn gốc lịch sử và lối kiến trúc cổ được coi là bản gốc của kiến trúc giao thoa Mông - Hoa Nam, ngôi nhà cổ Há Súng (nằm cách Cột cờ Lũng Cú 24 km, cách Dinh...
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, dự kiến từ nay đến hết năm 2023, sẽ có 5 chuyến tàu Zhao Shang Yi Dun đưa hơn 4.000 khách từ Trung Quốc tới thăm Vịnh Hạ Long.
Theo chính sách mới của Hàn Quốc, kể từ năm 2024, Hàn Quốc sẽ tăng gấp đôi khoản tiền hoàn thuế tối đa đối với mỗi khách du lịch nước ngoài lên 5 triệu won (tương đương 3.831 USD).