{title}
{publish}
{head}
Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?
Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người như hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ chức năng não, giúp cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol để bảo vệ chống lại bệnh tim... Tuy nhiên, có một số tình trạng bệnh nếu uống trà xanh quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề nhất định.
1. Ai không nên uống nhiều trà xanh?
Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên uống quá nhiều.
Người bị các vấn đề dạ dày
Chất tannin có trong trà xanh làm tăng acid dạ dày, có thể gây đau dạ dày, cảm giác buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Tốt nhất nên uống trà xanh sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược acid không nên uống trà xanh quá mức. Một nghiên cứu năm 1984 kết luận rằng trà là chất kích thích mạnh acid dạ dày.
Người nhạy cảm với caffein
Chất caffeine trong trà xanh gây chóng mặt hoặc choáng váng khi tiêu thụ với lượng lớn. Caffeine làm giảm lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hiện tượng như say tàu xe. Trong một số hiếm trường hợp, uống trà xanh có thể dẫn đến co giật.
Trong một số trường hợp, uống trà xanh cũng làm tăng chứng ù tai. Nếu bị ù tai, hãy tránh uống trà xanh. Luôn uống trà xanh với lượng vừa phải, người nhạy cảm với caffeine nên tránh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm và chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng quá mức hoặc ở những người nhạy cảm với caffein.
Người bị thiếu sắt , thiếu máu
Uống quá nhiều trà dễ dẫn đến thiếu sắt vì trà rất giàu tannin, có thể liên kết với sắt và ngăn không cho sắt hấp thụ qua đường tiêu hóa. Nhiều người thưởng thức một tách trà ấm sau bữa ăn để giúp kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, trà xanh có tác dụng ngược lại nếu vừa một bữa ăn giàu chất sắt thì chất tannin trong trà xanh dễ ngăn cơ thể hấp thụ khoáng chất quan trọng này.
Một nghiên cứu năm 2001 báo cáo rằng chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt non-heme. Sắt non-heme là loại sắt chính có trong trứng, sữa và thực phẩm thực vật như đậu, vì vậy uống trà xanh cùng với những thực phẩm này dễ làm giảm hấp thụ sắt. Tuy nhiên, vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt non-heme, vì vậy có thể vắt chanh vào trà hoặc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C khác được tiêu thụ trong bữa ăn, chẳng hạn như bông cải xanh.
Ngoài ra, theo Viện Ung thư Quốc gia, uống trà giữa các bữa ăn dường như ít ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt nhưng để phòng ngừa, hãy tránh uống trà xanh nếu bị thiếu máu.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Trà xanh có chứa caffeine, catechin và acid tannic. Tất cả ba chất này đều có liên quan đến nguy cơ mang thai. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 tách mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine. Tuy nhiên, uống hơn 2 tách trà xanh mỗi ngày là không an toàn và có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai cũng như một số tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ làm ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu uống một lượng lớn có thể gây dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Người mắc bệnh tim mạch
Tuy việc uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, các vấn đề tim mạch khác như đột quỵ, đau thắt ngực, đau tim và ngừng tim. Nhưng bên cạnh lợi ích trên thì người mắc bệnh tim mạch lưu ý nếu uống quá nhiều trà, trà quá đặc gây tăng huyết áp, gây khó ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như gây nhịp tim không đều do hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thận luôn luôn bị kích thích ở trạng thái hưng phấn. Người mắc bệnh đái tháo đường uống trà xanh hãy theo dõi lượng đường trong máu một cách cẩn thận, caffeine trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Người bị tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích
Chất caffeine trong trà xanh, đặc biệt là khi dùng với số lượng lớn làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Caffeine tạo ra tác dụng nhuận tràng vì nó kích thích cơ đại tràng co bóp và giải phóng thường xuyên hơn. Điều này dẫn đến việc phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, gây khó chịu cho dạ dày. Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, hãy tránh uống trà xanh.
Để tránh những tác dụng phụ này, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Thay vào đó, hãy tiêu thụ trà xanh sau mỗi bữa ăn. Nếu bị bệnh trào ngược acid, loét dạ dày, hãy tránh uống trà xanh vì có thể làm tăng acid.
Người bị rối loạn chảy máu
Trong một số ít trường hợp, trà xanh có thể gây rối loạn chảy máu. Các hợp chất trong trà xanh làm giảm nồng độ fibrinogen, một loại protein giúp đông máu. Trà xanh cũng ngăn ngừa quá trình oxy hóa acid béo, làm loãng máu. Nếu bị rối loạn đông máu, hãy tránh uống trà xanh.
Giảm hấp thụ protein và chất béo ở trẻ em
Chất tannin trong trà xanh có thể cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như protein và chất béo ở trẻ em. Nó cũng dẫn đến kích thích quá mức do chất caffeine có trong trà xanh. Do đó không nên cho trẻ em uống trà xanh.
Người bị bệnh gan
Bổ sung chiết xuất trà xanh có liên quan đến một số trường hợp tổn thương gan. Chiết xuất trà xanh có thể làm cho bệnh gan nặng hơn. Bệnh gan nặng, vì lượng caffeine trong máu tích tụ và tồn tại lâu hơn gây căng thẳng cho gan. Để tránh tác dụng phụ này, hãy tránh uống nhiều hơn 4 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày.
Người bị loãng xương
Uống trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được thải ra ngoài qua nước tiểu. Caffeine nên được giới hạn ở mức dưới 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách trà xanh). Có thể bù đắp lượng canxi bị mất do caffeine gây ra bằng cách bổ sung canxi.
2. Bao nhiêu trà xanh là quá nhiều?
Theo ThS Dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, mặc dù có một số tác dụng phụ cần lưu ý nhưng trà xanh được coi là an toàn khi sử dụng ở mức độ vừa phải. Hầu hết các tác dụng phụ tiêu cực này là do hàm lượng caffeine và chỉ xảy ra khi đồ uống được tiêu thụ với số lượng lớn. Tuân thủ liều lượng và tránh uống trà xanh nếu nhạy cảm với caffeine. Nếu mắc bất kỳ căn bệnh nào khiến gặp phải các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà xanh.
Điều quan trọng cần nhớ là tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể gây ra các triệu chứng như lo lắng, bồn chồn, nhức đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim hoặc khó ngủ vì đa số mọi người đều có mức độ nhạy cảm khác nhau với caffeine.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
Đối với người bệnh quáng gà, chế độ ăn đúng có thể giúp người bệnh cải thiện thị lực.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật và điều trị thành công một trường hợp tai nạn giao thông chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến liệt tứ chi cao.
Bị lên cơn đau tim, suýt ra đi vì nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành, chú Sơn đã không thể cải thiện bệnh hiệu quả, lấy lại được sức khỏe nếu không biết đến giải pháp thảo dược này...
Khi sử dụng sữa chua làm nguyên liệu trong làm đẹp sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, thu nhỏ lỗ chân lông và làm mờ vết thâm mụn hoặc sẹo hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối...
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy...
Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc...
baophutho.vn Theo báo cáo của Sở Y tế, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 27-4 đến 1-5), các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 266 ca do tai nạn giao thông...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Cộng hòa Dân chủ Congo đã báo cáo hơn 4.500 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh mpox và gần 300 trường hợp tử vong kể từ tháng 1, tăng gần gấp ba lần so...
Uống cà phê có một số tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe như có thể giúp kéo dài tuổi thọ theo những cách ấn tượng.
Trứng cút rất giàu dinh dưỡng dù có kích thước nhỏ hơn nhiều so với trứng gà. Với những lợi ích của trứng cút dưới đây, nhất định bạn sẽ muốn thêm trứng cút vào mâm cơm gia...