{title}
{publish}
{head}
Sự trì trệ trong quá trình trao đổi chất có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu bạn vẫn tập thể dục bình thường mà có dấu hiệu tăng cân, mệt mỏi... có thể là bạn đang tiêu thụ thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất.
1. Ảnh hưởng của việc trao đổi chất chậm đối với sức khỏe
Trao đổi chất chậm là tình trạng cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng chậm hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Sự trao đổi chất chậm khiến cơ thể thiếu năng lượng, có cảm giác mệt mỏi, uể oải và gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu; da trở nên xỉn màu, nổi mụn, tóc yếu, dễ gãy rụng... Trao đổi chất chậm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Thông thường, người có cơ chế trao đổi chất nhanh sẽ tiêu thụ lượng calo nhanh hơn so với những người có sự trao đổi chất chậm. Khi cơ thể đốt cháy calo chậm, năng lượng dư thừa sẽ dễ dàng tích tụ dưới dạng mỡ, dẫn đến tăng cân. Việc giảm cân cũng trở nên khó khăn hơn vì cơ thể đốt cháy calo chậm hơn.
Đối với những người có tốc độ trao đổi chất cao một cách tự nhiên có thể ăn nhiều hơn mà không bị tăng cân. Ngược lại, nếu những người có cơ chế trao đổi chất chậm hơn thì sẽ có nguy cơ tăng cân khi ăn nhiều.
2. Chế độ ăn uống có làm chậm quá trình trao đổi chất không?
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể, trong đó lối sống và dinh dưỡng có tác động rất lớn. Quá trình trao đổi chất là một chuỗi các phản ứng hóa học diễn ra bên trong cơ thể, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Do đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Những gì chúng ta ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả của quá trình này.
Nghiên cứu cho thấy những thực phẩm có thể giúp tăng cường trao đổi chất thường là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh bao gồm: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, thịt nạc, cá, trứng... Những thuộc tính này của thực phẩm giúp giảm cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời tăng cảm giác no.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể làm chậm quá trình này, ảnh hưởng đến việc giảm cân và sức khỏe tổng thể, đó là đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán, thực phẩm giàu tinh bột tinh chế, đồ uống có cồn...
Đường và tinh bột tinh chế làm tăng lượng insuline, hormone chịu trách nhiệm chuyển đổi đường thành năng lượng hoặc mỡ dự trữ. Thực phẩm chế biến sẵn và chất béo chuyển hóa gây viêm, làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.
Đồ uống có đường
Đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, trà sữa... chứa lượng đường rất cao. Đường làm tăng lượng insulin trong máu, dẫn đến tích trữ mỡ và làm chậm quá trình đốt cháy calo.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản. Những chất này có thể gây viêm, làm rối loạn quá trình trao đổi chất và tăng cân.
Tinh bột tinh chế
Bánh mì trắng, gạo trắng, mì gói và các loại bánh ngọt chứa nhiều tinh bột tinh chế. Chúng dễ dàng bị tiêu hóa và làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, gây ra sự tăng giảm đột ngột của insulin và làm chậm quá trình trao đổi chất.
Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, gây tăng cholesterol xấu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng cũng làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.
Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa thường có trong các sản phẩm bánh kẹo công nghiệp, đồ ăn nhanh và một số loại dầu thực vật. Chúng làm tăng cholesterol xấu, gây viêm và làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.
Rượu bia
Tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể làm tăng lượng calo nạp vào, gây tổn hại gan và làm chậm quá trình trao đổi chất.
TS-BĐ (Theo suckhoedoisong.vn)
Dầu hạt cải, dầu hướng dương, ngô, đậu nành... đang bị nhiều người loại bỏ khỏi chế độ ăn vì quan điểm cho rằng acid béo omega-6 trong các loại dầu này có độc và gây viêm. Vậy...
baophutho.vn Trong ngày 14/1, chuyến xe của đoàn cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đến với gia đình người bệnh hiến tặng mô, tạng tại các huyện: Tam Nông,...
Nước mắm là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Do hàm lượng muối (natri) cao, lạm dụng nước mắm có thể ảnh hưởng đến một số người...
Rau là một phần quan trọng của chế độ ăn uống giúp giảm cân và mỡ bụng. Hãy bổ sung nhiều rau vào chế độ ăn uống hàng ngày và kết hợp với lối sống lành mạnh để đạt được hiệu...
Trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng, ăn trứng một cách điều độ và chế biến đúng cách có thể mang đến cho mọi người những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe.
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm tăng cường hệ miễn dịch, sản xuất collagen, chống oxy hóa và hấp thụ sắt...
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp...
Thời tiết lạnh trong mùa đông có thể gây suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị ốm. Nhâm nhi một thức uống ấm với các thành phần tự nhiên là một cách tuyệt vời để bắt đầu...
baophutho.vn Phương pháp phẫu thuật nội soi thay van động mạch chủ được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong...
Tinh bột kháng ngày càng được quan tâm vì những lợi ích sức khỏe đáng kể. Điều thú vị là loại tinh bột này có rất nhiều trong chuối xanh.
Quả hồng là loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, kết hợp cùng với một số loại thực phẩm có thể gây ra những phản ứng không mong muốn cho hệ tiêu hóa.