
{title}
{publish}
{head}
Trong nỗi bận lòng của đứa con xa quê nghĩ mình sẽ lỗi hẹn mùa xuân, tôi tự hỏi mình, chừ xứ Quảng đã rục rịch chuẩn bị tết chưa?
Hồi đó, chừng giữa Chạp đã thấy má bày biện gian bếp làm đủ thứ bánh trái. Người nhà quê quan niệm: “Đói cũng ngày tết, hết cũng ngày mùa”.
Có bao nhiêu ngon ngọt, họ đều ráng nhín lại để dành cho bếp tết. Thể nào má cũng làm mấy mẻ bánh in dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, ước vọng năm mới được trọn vẹn tốt đẹp như in.
Má dạo mấy vòng quanh chợ, tìm đúng loại nếp dẻo thơm, hạt to chắc mẩy. Canh củi lửa một chặp, cho đến khi nếp trong chảo ngả màu vàng mơ, thoảng chút thơm dịu, bà sẽ hì hụi giã nếp trong cối gỗ thành bột mịn.
Rồi bào đường bát thật mịn, thắng nước đường vừa tới và nhào trộn đều tay với bột nếp. Khi bột đủ độ mịn để nắm thành từng viên chắc chắn, người lớn sẽ cho bột vào đầy các lỗ khuôn gỗ chạm trổ nhiều hoa văn, hình thù đẹp mắt, ém chặt để in bánh. Khuôn gỗ có thể in ra những chiếc bánh hình vuông, hình tròn, hoa văn hoa mai, hoa cúc...
Úp ngược khuôn bánh lên mẹt tre, nong tre có lót sẵn giấy báo, dùng chày gõ lốc cốc lên đáy khuôn, những chiếc bánh in được lấy ra dưới mấy đôi mắt láy láy, tròn xoe của tụi trẻ con. Những ngày âm ẩm thiếu nắng, má khoanh tròn cái mành tre lại, đặt nồi than đỏ rực vào giữa, gác nong tre lên trên để sấy bánh.
Bánh in được sấy khô lại hơi cứng, cắn một miếng giòn rụm, bánh tan trong miệng ngọt thanh, thơm phức hương nếp chín quyện đường. Bánh in khô ăn được trong nửa năm mà không cần chất bảo quản nào.
Mấy mùa tết quê, bọn trẻ con ngồi quây tròn bên bếp lửa ấm ru canh sấy bánh in, cứ thấy cái nào nứt nhẹ hoặc cháy sém là mừng quýnh. Đợi tới lúc bánh chín, má đếm lại thì mẻ nào cũng thiếu một, hai cái.
Ngoài bánh in bột nếp, có năm má xay thêm đậu xanh cà tách vỏ, trộn chung với bột nếp và đường bát để làm bánh in đậu xanh. Bánh đậu xanh thơm thanh, bùi bùi, hơi khô cứng hơn bánh bột nếp. Cả hai loại đều khá ngon, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà lựa chọn.
Giữa tiết trời se lạnh, ngồi hơ tay bên bếp lửa ấm, nghe mùi thơm nức mũi từ mẻ bánh in mới ra lò, lòng biết rằng tết đã đến thật gần hiên nhà.
Để rồi vào ngày đầu năm mới, má pha ấm trà lá vối, cả nhà quây quần bên nhau thưởng trà nếm bánh, cùng thắp lên bao ước vọng về một năm an lành. Bà con, khách ghé thăm nhà cũng được mời thưởng thức chiếc bánh in, vừa vặn khắng khít nghĩa tình.
Bàn khuôn năm đó in nên những chiếc bánh bột nếp thật đẹp, cũng in vào lòng trẻ thơ những thương yêu ngọt ngào. Cứ độ tết đến, mỗi đứa con xa quê lại nhớ như in khung cảnh bữa giáp tết của ấu thơ. Hoặc như em tôi, ngày cuối đông giữa phố thị, sửa soạn ký ức làm một chuyến vọng tết miên man...
Nguồn: Ny An (Báo Quảng Nam)
Tôi về lại quê nhà giữa mùa hoa bưởi. Hoa nở trắng nhưng bóng dáng bà không còn nữa.
Nước sông quê trong vắt tựa mảnh gương soi bóng hoa gạo đỏ nao lòng, bên những bóng người miền thôn dã hằn in dáng hình dâu bể.
Lao động là vẻ đẹp ẩn sâu trong từng nếp nhăn của tay mẹ, từng hạt mồ hôi thấm ướt lưng áo cha...
Hãy lắng nghe đi, bạn sẽ thấy lời thì thầm của đất. Rất khẽ thôi nhưng đủ để cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của nhà nông.
Hòa bình, trong suy nghĩ của tôi không mang một màu duy nhất. Nó là bức tranh ghép từ bao sắc màu đời thường...
baophutho.vn Ngày 16/6, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học năm 2025.
- Mở mắt dậy đã 8 giờ sáng. Tùng mở toang cánh cửa sổ đón những tia nắng mai buổi sớm. Mặt trời vẫn đủng đỉnh trước hiên nhà. Cơn gió cuối Thu tràn về như ve vãn từng sợi nắng...
Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới....
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình...
Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa...
Những cảnh vật đơn sơ trước mắt giúp tôi chạm vào ký ức, đánh thức từng thời khắc ấu thơ ấm áp.
Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ...