{title}
{publish}
{head}
Tiếng mẹ giục giã tôi chạy nhanh vào bếp để còn hong ấm chân tay. Tôi mỉm cười trước sự lo lắng của mẹ và lòng bỗng thấy lâng lâng hạnh phúc. Bao nhiêu năm trôi qua, trong mắt mẹ, tôi vẫn là đứa con bé bỏng cần được yêu thương, bao bọc và chở che. Bếp mẹ đã đỏ lửa từ lúc nào rồi, từng ngọn lửa bập bùng kêu tí tách. Cả một không gian ấm áp bao trùm, hai mẹ con thủ thỉ ngồi kể chuyện.
Căn bếp là nơi tôi nhớ nhất mỗi khi mùa đông ghé thăm. Trước đây, khi gia đình tôi còn đói khổ, bếp chỉ là một chái bếp nhỏ “nhà tranh vách nứa”. Nơi ấy quanh năm bồ hóng bám đen kịt bốn bề, gió thông thốc thổi, mưa dầm dề nhỏ giọt và nắng thì xuyên thấu.
Tôi nhớ mỗi mùa đông về, tôi hay tới quẩn quanh bên bếp lửa hồng. Sáng mùa đông lạnh lẽo, việc đầu tiên khi tôi thức dậy là chạy ù xuống gian bếp - nơi mẹ luôn dậy sớm tinh mơ nhen lửa, hơ nóng cơ thể rồi mới ra thềm giếng rửa mặt. Tôi cứ ước khoảnh khắc ngồi bên bếp lửa là mãi mãi vì tôi không muốn rời xa ánh lửa hồng.
Và có nhiều lúc tôi thật ngây ngô khi ghen tị với mẹ bởi mẹ là người được ra vào căn bếp nhiều nhất, đâu biết rằng mẹ luôn phải tất bật sớm hôm lo cơm nước cho chồng con. Tôi rất nhớ những bữa sáng cả nhà quây quần bên bếp lửa nhỏ, bên cạnh là nồi khoai, nồi sắn bở tơi hoặc là bát cơm nguội rang nóng sốt với tóp mỡ.
Mặc kệ ngoài trời gió cứ thổi, ở trong bếp, cả gia đình quây quần cùng ăn và trò chuyện. Cha tôi vẫn thường đi kiếm củi chất đầy gian bếp để phòng trời lạnh, trời mưa thì cả nhà vẫn còn củi nấu ăn. Cha kể chuyện ngày xưa, cha theo nội đi vào rừng đốn từng khúc củi mang ra chợ bán đong gạo. Mùa đông khiến cho đôi chân của cha thâm tím, khô và nẻ toác như ruộng tháng mười. Có những lần lạnh quá, cha và mọi người phải dùng củi khô nhóm lửa đốt ở bìa rừng để sưởi ấm. Hong được chút ấm lại tiếp tục đi kiếm củi, làm việc không ngưng nghỉ. Gian bếp nhà nội chẳng bao giờ thiếu lửa bởi củi cha mang về chất đống. Kết thúc câu chuyện, bao giờ cha cũng cười bảo: hồi đó khổ cực nhưng lại thấy vui biết nhường nào.
Thấm thoắt vậy mà thời gian trôi quá nhanh. Gian bếp ngày xưa được cha tôi cơi nới thành một nơi sạch sẽ và tươm tất, nhưng cha vẫn không quên chừa lại một khoảng nhỏ để mẹ đun bếp củi. Một phần do thói quen, một phần vì cha mẹ vẫn thích hơi ấm của bếp củi. Nhờ vậy mà mỗi khi trở về, tôi vẫn còn thấy lửa ấm đượm nồng, khói cay xè mắt nhưng hết sức thân thương.
Lòng bình yên biết nhường nào mỗi khi nghĩ về bếp lửa mùa đông ấm nồng hơi ấm của mẹ, của cha, của tình thân gia đình.
NGUYỄN VĂN CHIẾN (theo Báo Hải Dương)
Cuốn sách là một nghiên cứu công phu, toàn diện về sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội khi trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc...
Năm 1996, nhận lời mời của Thành đoàn Hải Phòng, tôi được Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - nhà thơ Dương Kỳ Anh cử về tham gia Ban Giám khảo Cuộc thi Người đẹp Hải Phòng chọn thí...
Qua hành trình 90 phút, du khách được hiểu thêm nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay với nhiều trải nghiệm như tham quan khu vườn 20 danh nhân văn học, tìm hiểu về chữ Hán, chữ...
Hôm qua gặp bạn, bạn bâng quơ rằng chẳng biết một đời người có bao nhiêu lần cuối năm cho đến khi “trở về cát bụi”. Tôi giật mình, chợt nhận ra những ngày cuối tháng mười hai...
Là câu hát hay câu thơ tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng, mỗi sớm mai thả bộ dọc con phố nhỏ ngát hương sen hướng ra công viên là giai điệu ấy lại ngân nga trong tâm hồn...
Thời gian chỉ còn rất ngắn cho một năm để gói ghém những gì cần lưu giữ vào kho kỷ niệm. Thảo dặn lòng sẽ chỉ mang đi những yêu thương, chào đón những điều mới mẻ để đồng hành...
Lẽ thường trong cuộc sống, khi thiếu đi một chút gì tốt đẹp, người ta mới càng biết trân quý những điều tốt đẹp. Như những ngày Hè oi ả mới khiến mọi người khát mưa, hay những...
Nông Quốc Chấn (1923-2002) là nhà văn người dân tộc Tày. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên “mang hơi thở núi rừng Việt Bắc Bắc vào thi ca”, được coi là cánh chim đầu đàn...
Mẹ xuống thăm nhà mới, bần thần nhìn mảnh sân chật tin hin chỉ đủ nhích vừa chiếc xe máy, kê giá để giày dép và một chiếc bàn ngồi uống nước chè.
Mới đó mà đã hơn 10 năm ông tôi đi xa. Tôi - đứa trẻ con năm nào líu ríu theo dì, theo mẹ về quê giờ đã trở thành người mẹ, lại vẫn líu ríu dắt hai đứa con nhỏ về thăm quê...
Chiều nay đi làm về, chưa kịp vào nhà mẹ đã hỏi: Con thấy nhà mình có gì khác không? Ta nhìn quanh quẩn rồi bất chợt thảng thốt, rưng rưng xúc động không nói nên lời khi ở hiên...
Không biết tự bao giờ mà mùa đông đã trở thành mùa nhớ? Phải chăng chính cái rét đặc trưng như muốn cắt da cắt thịt của nó mà khiến cho người ta tìm đến nỗi nhớ như thể là một...