{title}
{publish}
{head}
Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết cổ truyền. Ở các xã như Yên Lãng, Yên Sơn, Cự Đồng..., các gia đình người Mường vẫn lưu giữ phong tục dựng cây nêu ngày Tết như một nét văn hóa độc đáo vào những ngày đầu năm mới.
Gia đình ông Đinh Văn Mót, ở xã Yên Lãng vẫn duy trì việc trồng cây nêu trong ngày Tết.
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết của người Mường sinh sống ở Thanh Sơn là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ nhiều đời nay. Theo truyền thống, từ ngày 25 tháng Chạp, các gia đình trong bản Mường sẽ chọn vị trí thoáng rộng, đẹp nhất trước sân nhà mình để trồng cây nêu với mong muốn xua đuổi điều xấu, rước đón tổ tiên về ăn Tết với con cháu và chào đón những điều may mắn, hạnh phúc, hanh thông của năm mới. Đây là một phong tục lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa, chứa đựng ý nghĩa nhân văn, gắn bó bền chặt với đời sống tín ngưỡng dân gian của người Mường.
Những ngày áp Tết, nhà nhà rộn rã tiếng nói cười, người dân sẽ nghỉ việc đồng áng để lo mua sắm, trang hoàng nhà cửa đón Tết. Ngày Tết, bàn thờ tổ tiên thường do người đàn ông trong gia đình tự tay sắp xếp, lau dọn và chuẩn bị đèn nhang. Sau thủ tục này là việc dựng cây nêu đón năm mới. Cây nêu thường được làm từ cây tre hoặc cây có họ hàng với tre, có thân thật thẳng, các lóng thật dài, tán ngọn tròn, bầu đất lúc đào lên phải còn nguyên vẹn thì cây nêu trồng mới tươi lâu. Trên cây nêu treo những bó vàng thoi, vàng lá làm từ cây trầu chẻ nhỏ; cùng vài dây xúc xích quấn bằng bọng nứa; những miếng tre gọt mỏng móc vào nhau; vài miếng tre đan hình cá, hình tam giác nhuộm màu; đồng thời treo một chiếc dáng (ớp) có đựng một nắm bông lúa mẩy. Tục lệ này vẫn được duy trì đến ngày nay.
Phong tục mời tổ tiên về ăn Tết.
Cụ Đinh Văn Mót ở xã Yên Lãng, năm nay đã 84 tuổi chia sẻ: “Là người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, theo quan niệm của người xưa, ngày Tết, trong mỗi gia đình người Mường thường lấy 4 cụm lúa vắt lên 4 góc rựa bếp (gác bếp) để mùng 7 tháng Giêng (ngày hạ cây nêu) sẽ lấy xuống giã làm thức ăn cho vật nuôi với mong muốn công việc trồng trọt, chăn nuôi được thuận lợi. Ngoài ra, gia đình tôi hiện vẫn còn giữ ngôi nhà sàn truyền thống 3 gian gồm 1 gian, 2 trái, nó biểu trưng cho nét văn hóa của người Mường”.
Người Mường tại xã Yên Sơn cũng vẫn giữ nếp văn hóa dựng cây nêu trong ngày Tết theo truyền thống với mong muốn có một năm may mắn, được mùa. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Ngày nay, dù với cuộc sống hiện đại, nhưng người dân nơi đây vẫn duy trì nét đẹp truyền thống của ông cha xưa là dựng cây nêu trong ngày Tết bởi ngoài nét đẹp, nó còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giáo dục con người về tình yêu quê hương, đất nước, nhắc nhở con cháu đạo hiếu với ông bà, tổ tiên”.
Ở xã Cự Đồng, những năm gần đây, từ người gốc Mường cho đến người Kinh cũng đã học theo phong tục này từ các xã Yên Lãng, Yên Sơn. Anh Phùng Minh Tới, ở khu Chón, xã Cự Đồng hồ hởi: Cứ Tết đến Xuân về là các con tôi lại đi tìm những cây tre cao, thân thẳng, lóng dài, cong để về dựng cây nêu, kết hợp với những trang trí theo phong cách hiện đại ngày nay, qua đó mong muốn quên đi những ưu phiền của năm cũ và hướng về một năm mới với nhiều may mắn, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở... và cũng là gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Ngoài ra, trong ngày Tết, người Mường còn có bữa cơm “chín lụn” - tương tự bữa cơm tất niên của người Kinh. Người Mường thường ăn bữa cơm này vào buổi tối, với ý nghĩa là bữa cơm đoàn tụ gia đình. Đây là bữa cơm quan trọng và thiêng liêng với mục đích giã từ năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với hy vọng về những điều tốt đẹp hơn.
Ngoài phong tục dựng cây nêu người dân còn tổ chức múa mới để lưu giữ nét truyền thống văn hóa người Mường.
Ngày nay, cuộc sống có nhiều đổi thay, hiện đại hơn, vì vậy trên cây nêu của người Mường cũng đã trang trí nhiều thay đổi, sáng tạo hơn như: Treo thêm những giải lụa, đèn lồng, hoặc những bộ đèn led (hoặc lá cờ), với niềm vui mừng Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới. Ngọn nêu phải để lùm lá tự nhiên, cây nêu càng đẹp thì năm mới sẽ có nhiều điều vui, cái tốt. Và đặc biệt, dù cây nêu cao đến mấy thì cũng không được gia cố thêm cọc phụ ở gốc khi dựng nêu.
Có thể thấy, nghi thức dựng cây nêu ngày tết của Mường ở Thanh Sơn là một phong tục đẹp, chứa đựng nhiều biểu tượng, giá trị văn hóa và mang tính nhân văn trong ngày Tết. Hình ảnh những cây nêu cùng lá cờ Tổ quốc như tạo nên một cảnh sắc độc đáo, riêng có của các bản làng người Mường trong thời điểm quê hương, đất nước vào Xuân.
Đinh Tú
baophutho.vn Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản...
baophutho.vn Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa...
baophutho.vn Mùa Xuân về, hiện hữu trong sắc thắm của hoa đào, len lỏi trong từng ngõ phố, thôn xóm, trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga hòa cùng khúc thánh...
Cùng với việc khai thác tiềm năng về du lịch văn hoá tâm linh sẵn có, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đang tiếp tục quan tâm đầu tư, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm du...
Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm...
baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để...
Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự...
Quảng Bình đã và đang trở thành điểm đến đa dạng, đặc sắc với những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách. Một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, đang từng bước tạo nên...
Mỗi độ xuân về, trên các xóm, bản 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), tỉnh Hòa Bình lại rộn rã, vang vọng tiếng chiêng ngân. Âm thanh chiêng Mường cùng điệu hát sắc bùa là nét đặc...
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong...
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.