{title}
{publish}
{head}
Mùa Xuân về, hiện hữu trong sắc thắm của hoa đào, len lỏi trong từng ngõ phố, thôn xóm, trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga hòa cùng khúc thánh ca hoan hỷ nguyện cầu cho cuộc sống an vui, hạnh phúc. Hòa cùng dòng chảy văn hóa của dân tộc, Tết cổ truyền đối với người theo đạo Công giáo cũng là dịp để gia đình sum vầy, con cháu hội ngộ, tưởng nhớ tổ tiên, là dịp để các giáo dân được gặp gỡ, chúc nhau những điều tốt đẹp và cầu mong thế giới hòa bình, thịnh vượng, yên vui.
Đồng bào Công giáo xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ treo cờ Tổ quốc mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trong không khí hân hoan của những ngày cuối năm, cùng với đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh, bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ cũng tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Ngoài việc trang hoàng nhà cửa của mình, họ còn cùng nhau tập trung tại nhà thờ, trang trí không gian trong và ngoài nhà thờ lộng lẫy, rực rỡ sẵn sàng cho thánh lễ đầu tiên của năm mới.
Giáo xứ Hà Thạch hiện có gần 4.000 giáo dân và 5 giáo họ. Những năm qua, với tinh thần “Kính chúa yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo” bà con giáo dân không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, đoàn kết, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào góp phần xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.
Chia sẻ về hoạt động của giáo dân mỗi dịp Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Ngọc Sáng, khu Hùng Thao cho biết: 3 ngày đầu tiên của năm mới cũng là 3 ngày quan trọng đối với giáo dân chúng tôi. Ngày mùng 1 nhà thờ sẽ tổ chức thánh lễ, các gia đình tập trung tại nhà thờ cùng nhau hái lộc, sau đó sẽ đến nhà anh em, họ tộc chúc mừng năm mới. Thánh lễ mùng 2 là kính nhớ và cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Mùng 3 là xin ơn thánh hoá công ăn việc làm, mong cho mùa màng bội thu, công việc thuận lợi, hanh thông. Tất cả giáo dân ai cũng diện những bộ đồ đẹp nhất, trang trọng nhất với tâm hồn thư thái, hạnh phúc đến nhà thờ.
Người dân trò chuyện, chúc Tết đầu năm mới.
Đồng chí Hà Thị Phương Thư - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Thạch chia sẻ: Điều đặc biệt đáng quý là bà con giáo dân có tinh thần đoàn kết, đồng thuận rất cao. Tết cổ truyền với đồng bào Công giáo còn có ý nghĩa là tết của sự nhân ái, sẻ chia khi bà con giáo dân có hoạt động “bác ái từ thiện”, trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã bằng chính nguồn vận động, ủng hộ trong cộng đồng giáo dân. Những năm qua, đồng bào công giáo luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các quy định trong dịp Tết Nguyên đán góp phần giữ vững an ninh trật tư, an toàn xã hội tại địa phương”.
Xuôi theo dòng sông Hồng, từ Giáo xứ Hà Thạch chúng tôi về Giáo xứ Bãi Dòng, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao. Tết năm nay dường như đến sớm hơn với bà con giáo dân nơi đây khi khu 3 - nơi có hơn 90% là đồng bào công giáo vừa được đón nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, về đích sớm hơn so với kế hoạch.
Gác lại những bộn bề trong lao động, những ngày này, ngoài việc dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, treo cờ Tổ quốc, nhà cửa của bà con giáo dân cũng được trang trí đào, quất, hoa, cây cảnh. Những vật dụng trang trí trong ngày lễ Noel như cây thông, đèn điện, hang đá... vẫn được giữ nguyên đến tận Tết Nguyên đán. Không khí Tết tràn ngập từ đầu làng, ngõ xóm, sân vườn đến trong nhà; bếp củi đã đỏ lửa, thịt mỡ, dưa hành, tre lạt, gạo nếp, lá dong cũng đã chuẩn bị sẵn sàng.
Bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Bãi Dòng cùng nhau đi trên con đường mới, tận hưởng không khí mùa Xuân.
Cũng như các Giáo xứ khác, ngày cuối cùng của năm cũ, vào buổi tối giáo dân ở đây sẽ tập trung tại nhà thờ cùng đọc kinh cầu nguyện, sau khi kết thúc, các giáo dân sẽ về nhà đón giao thừa và đọc kinh cầu nguyện tại gia đình mình. Người Công giáo không quan niệm ngày tốt, ngày xấu, không có tục lệ xông đất, chọn tuổi, đối với họ, cứ ngày nào làm được nhiều việc thiện thì đó là ngày tốt.
Bà Trần Kim Sinh - Trưởng khu dân cư cho biết: “Bà con giáo dân luôn một lòng đoàn kết trong các hoạt động, phong trào của địa phương nói chung và khu dân cư nói riêng, nêu cao tinh thần tự nguyện đóng góp và ủng hộ trên 700 triệu đồng xây dựng nông thôn mới. Tết này, khu dân cư có nhà văn hóa khang trang, rộng rãi để tổ chức các hoạt động vui Xuân đón Tết, có đường rộng được bê tông hóa 100%, đường làng ngõ xóm đều được lắp điện chiếu sáng đáp ứng nhu cầu đi lại, vui chơi của bà con trong dịp Tết cũng như trong cuộc sống hằng ngày”.
Một mùa Xuân nữa lại về, không khí rộn ràng, tươi vui đã và đang trải khắp thánh đường, lòng người xứ đạo càng ấm hơn khi được đoàn tụ bên gia đình, người thân và cùng nhau tham gia các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa tại địa phương, đón năm mới an khang, hạnh phúc, sống phúc âm trong lòng dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Đất Tổ ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thu Hương
Cùng với việc khai thác tiềm năng về du lịch văn hoá tâm linh sẵn có, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đang tiếp tục quan tâm đầu tư, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm du...
Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm...
baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để...
Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự...
Quảng Bình đã và đang trở thành điểm đến đa dạng, đặc sắc với những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách. Một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, đang từng bước tạo nên...
Mỗi độ xuân về, trên các xóm, bản 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), tỉnh Hòa Bình lại rộn rã, vang vọng tiếng chiêng ngân. Âm thanh chiêng Mường cùng điệu hát sắc bùa là nét đặc...
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong...
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân...
Lễ hội Tăm Khảu Mảu tức Lễ hội giã cốm là phong tục tập quán, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày. Vừa qua Lễ hội giã cốm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...