{title}
{publish}
{head}
Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
Ảnh minh họa
Chiếc ghế mây đã theo người Dao chúng tôi từ lâu đời. Ghế có tám chân bằng gỗ, bao quanh bằng hai vòng tròn uốn từ thân cây mây, một vòng ở trên để đan dây mây chẻ nhỏ làm mặt ghế, một vòng ở dưới chạm đất, hai vòng bao quanh tám chân, rất đẹp và chắc chắn. Ở phía dưới của mặt ghế có đan một hình mạng nhện vừa để nâng đỡ mặt trên, vừa mang một nét đẹp bí ẩn.
Nghề làm ghế mây đã được truyền trong gia đình tôi từ đời này sang đời khác. Ông nội bảo đám con cháu chúng tôi, chiếc ghế mây không chỉ là vật dụng hữu ích trong gia đình, kiếm thêm thu nhập mua rau mua muối mà còn có một ý nghĩa rất sâu xa. Ở cái đế tròn dưới chân là ông bà, tám thanh gỗ đại diện cho cháu trai, cháu gái, vòng tròn trên cùng đại diện cho bố mẹ, mặt ghế chính là mái nhà che mưa che gió. Kết cấu chiếc ghế mây chắc chắn như tình cảm gia đình tốt đẹp, gắn kết không gió bão nào làm gãy đổ được.
Ghế mây thông thường dùng rất bền, hơn mười năm vẫn chưa hỏng, có chiếc ghế mây ông tôi làm từ trước khi tôi được sinh ra, đã dùng được gần ba mươi năm. Ông bảo, đã có nghề làm ghế mây thì cả đời không bỏ đi được đâu, nghề nó gắn kết với đời mình, các con, các cháu cố công mà giữ gìn đừng để nó mất đi. Cha tôi đã kế tục ông nội làm nghề từ nhiều năm nay.
Những khi nông nhàn, cha tôi lại ra đầu hè, vần cuộn dây mây lấy từ trên rừng về ra để làm ghế mây. Cha đốt lửa, vứt cuộn dây mây vào. Một lúc sau, cha mang cuộn dây mây ra cây cột gỗ, mẹ tôi biết ý, cầm một đầu dây mây đứng sau lưng cha tôi. Cha tôi cầm đoạn mây chắc khỏe, cứng như thép đứng trước để vặn thành vòng tròn theo thân gỗ, mẹ tôi đứng sau cầm dây mây đi theo những vòng vặn của cha.
Cuốn xong đoạn mây, cha mẹ tôi lại vần cây gỗ ra đống lửa đốt dây mây thêm lần nữa để uốn thành các hình tròn theo ý mình rồi mới tiếp tục các công đoạn tiếp theo. Tôi nhận phần đan mặt ghế vì đó là công đoạn đơn giản nhất và khiến tôi cảm thấy thích thú nhất trong công việc làm ghế mây. Mẹ tôi cầm con dao thật sắc để tước vỏ mây thành những đoạn dài, mỏng, tôi chỉ việc cầm lấy sợi mây thoăn thoắt đan chồng khít lên khung ghế cha tôi đã tạo sẵn. Thường đám con gái chúng tôi, nhắc đến cây mây chỉ thích những chùm quả mây chín màu nâu, vỏ mỏng, thịt của nó chua chua, rất thơm. Thân cây mây rất nhiều gai, khi đi lấy cây mây phải đi ủng, đeo găng tay thật cẩn thận vì nếu chẳng may bị gai mây đâm vào da thịt sẽ vừa đau, vừa buốt nhức nhối. Cây mây kì lạ lắm, đem về nhà trồng họa hoằn mới có cây mọc được, còn bình thường, phải đi tìm mây ở trên rừng. Lá mây xòa ra xanh mướt với một vẻ đẹp núi rừng đầy hoang dại.
Mỗi lần đi lấy dây mây về, thể nào cha cũng cầm theo một bó đọt mây. Đọt mây sau khi tách vỏ lộ ra một màu trắng mỡ màng. Đọt mây có thể xào cùng rau rớn rừng, xào với thịt hoặc bỏ cả lên nướng trên than củi rồi chấm với muối ớt ăn rất ngon. Dạo gần đây, cha đi kiếm dây mây phải mất nhiều thời gian, đi vào rừng sâu hơn mới có, những đọt mây đầy gai cha không lấy về nữa. Cha bảo để cho cây mây mọc lên, ăn kiệt cùng rồi lấy mây đâu mà đan lát, mà tiếp nối nghề thủ công truyền thống nữa.
Tôi xếp chồng những chiếc ghế vừa làm xong, lấy dây mây buộc lại để mai gùi xuống chợ phiên đem bán. Tổng cộng qua hai ngày cha con làm cật lực được mười hai cái ghế. Cha bảo tôi vẫn bán theo giá cũ, không được tăng giá. Tôi im lặng làm theo dù biết bây giờ vật giá leo thang, bán một trăm nghìn một cái ghế là quá bèo bọt. Thôi thì lấy công làm lãi, chỉ mong còn nhiều người yêu thích sản phẩm truyền thống để nghề làm ghế mây có cơ hội sống.
Tôi vuốt tay lên bề mặt nhẵn bóng của ghế mây, chăm chú nhìn vào họa tiết trên mặt ghế mà mình vừa tạo ra. Tôi cảm nhận thấy tinh thần mình nhẹ nhõm hẳn, một tình cảm yêu thương, một niềm vui, niềm tự hào từ ngàn xưa đang truyền vào trong tôi. Tôi sẽ bước tiếp những bước đi của nghề, tiếp nối truyền thống từ cha tôi để ghế mây sẽ đi theo những người con của núi như một nét văn hóa riêng trên mỗi hành trình của mình.
Theo Tạp chí Người Hà Nội online
Tháng Chạp, những cơn gió mùa Đông Bắc liên tiếp ùa về. Gió bấc tái tê ngấm vào từng thớ thịt. Trên cánh đồng làng, vài người nông dân choàng áo mưa che thân, cố gắng cày cuốc...
Trong nỗi bận lòng của đứa con xa quê nghĩ mình sẽ lỗi hẹn mùa xuân, tôi tự hỏi mình, chừ xứ Quảng đã rục rịch chuẩn bị tết chưa?
Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới....
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình...
Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa...
Những cảnh vật đơn sơ trước mắt giúp tôi chạm vào ký ức, đánh thức từng thời khắc ấu thơ ấm áp.
Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ...
Tại lễ vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy...
Mở mắt dậy đã 8 giờ sáng. Tùng mở toang cánh cửa sổ đón những tia nắng mai buổi sớm. Mặt trời vẫn đủng đỉnh trước hiên nhà. Cơn gió cuối Thu tràn về như ve vãn từng sợi nắng...
Ở chỗ tôi có bà bán hàng rong cứ độ gà gáy là đến gõ cửa từng nhà, đều đặn mỗi ngày. Thoạt đầu hơi phiền, sau thành quen, mà đã quen thì dễ chịu.