Cập nhật:  GMT+7

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ có đầy đủ hoa quả tươi, xôi, rượu cái nếp cẩm, nếp hoa vàng... với nhiều mẫu mã, hình thức bắt mắt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ) là một trong những ngày Tết đặc biệt theo quan niệm dân gian của người Việt được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, dịp Tết này rơi vào thứ Hai, ngày 9/6 dương lịch.

Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên bao gồm các loại trái cây như: Vải, mận, trầu cau, cơm rượu nếp, bánh tro, các loại chè... với mong ước xua đuổi hết bệnh tật, mang đến sức khỏe, bình an, may mắn cho gia chủ. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái, họ thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên với mong muốn có một mùa bội thu. Sau lễ cúng Tết Đoan Ngọ là tục lệ giết sâu bọ, con người ăn những thức ăn có vị chua, chát sẽ diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Những năm gần đây, dịch vụ làm mâm lễ ngày Tết Đoan Ngọ được nhiều người dân ưa chuộng trên địa bàn tỉnh

Trong ngày này, khắp các cửa hàng hoa quả, đồ lễ đều bày bán các mâm lễ đầy đủ, đẹp mắt, với giá từ 180.000 đồng - 700.000 đồng. Làm nghề được 5 năm, chị Lò Thùy Trang - chủ cơ sở làm mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ ở TP Việt Trì, Phú Thọ cho biết, vào ngày 5/5 hàng năm, chị sẽ làm khoảng 100 mâm cúng “giết sâu bọ”, bán với giá 186.000 đồng với ý nghĩa phát lộc, bao gồm: 3 bông hoa sen tươi, 3 lá trầu, 3 bánh tro, 5 bánh xu xê, mận, vải, cơm rượu nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.

“Điểm nhấn của mâm lễ là quả vải và mận, tượng trưng cho sự ngọt ngào, khó khăn diễn ra trong cuộc sống. Hoa sen trắng thể hiện sự thanh cao, thuần khiết, sự tôn nghiêm của gia chủ khi dâng lễ lên gia tiên. Bánh xu xê là món ngon nhân đôi hạnh phúc. Với tiêu chí tự tay lựa chọn những thực phẩm tươi, đảm bảo về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tự tay mình chuẩn bị với sự thành tâm để khách hàng có được một mâm lễ trọn vẹn” - chị Trang cho hay.

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Không chỉ thị trường truyền thống, thời điểm này, các chợ online cũng sôi động. Với kinh nghiệm làm mâm lễ cúng được 3 năm, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, huyện Lâm Thao cho biết: Dịp này, nhà chị nhận đặt set lễ online có giá từ 250.000 - 700.000 đồng phục vụ khách có nhu cầu mua về cúng Tết Đoan Ngọ.

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Set cao nhất có giá 700.000 đồng bao gồm: Hoa quả (quả vải, quả đào, quả mận, quả chôm chôm), trầu cau, xôi, rượu nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, các loại bánh dân dã (bánh da lợn, bánh tro, bánh rợm), các loại hoa quê (hoa sen, hoa huệ), bánh bao túi tiền...

Chị Quỳnh chia sẻ thêm: “Các set lễ giá từ 250.000 - 400.000 đồng sẽ đắt khách hơn vì phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Bên mình đã nhận đặt set lễ cúng Tết Đoan Ngọ từ ngày 1/5 âm lịch và trả đơn dần cho khách từ chiều mùng 4 và sáng mùng 5/5 âm lịch. Càng gần đến ngày Tết càng khan hiếm, khách đặt muộn dù giá cao bên mình cũng không dám nhận thêm vì sợ cháy đơn”.

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Chị Lê Thị Huyền Anh ở TP Việt Trì cho biết, từ nhiều năm nay, khi đến ngày Tết Đoan Ngọ, chị đều đi chợ từ sáng sớm mua đồ về cúng lễ nhưng năm nay, được sự giới thiệu của một người bạn, chị đã đặt mâm lễ cách đây 1 tuần với giá 300.000 đồng bao gồm: Vải, mận, rượu nếp cái hoa vàng, nếp cẩm và một mẹt hoa quê (hoa sen, hoa cau), được giao vào ngày 5/5 âm lịch. Điều khiến tôi thích ở mâm lễ này là sự trang trí cầu kỳ, khéo léo. Các món ăn dân dã đậm chất Việt Nam khi xếp cùng trầu cau, hoa sen quan âm, đựng trong chiếc mẹt tre truyền thống tạo nên một nét đẹp hài hòa, mộc mạc khi dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Một mâm lễ đầy đủ vật phẩm trong ngày Tết Đoan Ngọ được trang trí đẹp dâng lên tổ tiên thể hiện tấm lòng thành của mỗi gia đình, cầu một vụ mùa mới tươi tốt, nhân khang vật thịnh đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bảo Thoa



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Việt Trì xưa và nay

Việt Trì xưa và nay
2024-11-23 09:10:00

baophutho.vn Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi...

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Người Mông dưới chân núi Củm Cò
2024-11-20 11:39:00

baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...

Mang đũa Việt ra thế giới

Mang đũa Việt ra thế giới
2024-06-05 16:02:00

baophutho.vn Phát huy vai trò xung kích, đi đầu của tuổi trẻ trong việc mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương, anh Nguyễn Ngọc Ánh, ở...

Đầm Ao Châu - Ngọc xanh miền đất Mẫu

Đầm Ao Châu - Ngọc xanh miền đất Mẫu
2024-06-04 15:40:00

baophutho.vn Cách thành phố Việt Trì 70km, Đầm Ao Châu được ví như “Hạ Long thu nhỏ”, là điểm du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn nằm trên địa bàn huyện Hạ...

Dấu tích nguồn cội ở Sơn Vi

Dấu tích nguồn cội ở Sơn Vi
2024-05-31 12:40:00

baophutho.vn Nằm cách Đền Hùng không xa, Làng Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao) là một trong những làng thuộc Kinh đô Văn Lang xưa. Những trầm tích, dấu ấn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long