Cập nhật:  GMT+7

Đại lễ Phật đản - minh chứng đập tan luận điệu xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Thời gian qua, thông qua một số báo cáo nhân quyền nhằm xuyên tạc, vu cáo “chính quyền Việt Nam giới hạn tự do tôn giáo”. Chiêu bài mà các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong sử dụng là móc nối, liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế lập các dự án về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm bôi nhọ, tạo hình ảnh, dư luận xấu để hạ uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời lấy cớ kích động các phần tử cực đoan, quá khích ở trong nước phá hoại, gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Đại lễ Phật đản - minh chứng đập tan luận điệu xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chúc Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cùng các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, đồng bào Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam lời chúc sức khoẻ, tinh thấn và an lạc - Ảnh: VGP/Hải Minh

Mới đây nhất, báo cáo tự do tôn giáo năm 2024, của Ủy hội Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) tiếp tục đưa ra những thông tin xuyên tạc, vu cáo liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam. Với cách nhìn phiến diện, thiếu thiện chí, USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam đã “tăng cường kiểm soát và đàn áp”, “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”, “sách nhiễu, bức hại”, “ép buộc”, “tước đoạt tài sản”... Theo đó, những cái gọi là tổ chức/hội/nhóm “tôn giáo độc lập” đã được USCIRF “xướng tên” để “làm ví dụ” như “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”, “Cao Đài Chơn truyền”, “Phật giáo Hòa Hảo độc lập”, “Đạo Dương Văn Mình”, “Pháp Luân Công”, “Đạo Hà Mòn”, “Hội thánh Đức Chúa Trời”... Thực chất, đây là những tổ chức khoác áo tôn giáo, hoạt động trái pháp luật, không được Nhà nước công nhận và không được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo; trong đó có nhiều hội/nhóm tà đạo, giả danh, đội lốt tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu USCIRE đưa ra những luận điệu vụ cáo về tình hình tôn giáo trên mà trong các báo cáo hàng năm của mình. Cần nói thêm rằng, từ năm 2012 đến nay, USCIRF liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt - CPC” bất chấp những thành tựu về đảm bảo các các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. USCIRF đã cố tình áp đặt những định kiến chủ quan của họ để đưa ra những nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Với hành động sai lệch như vậy, mục đích của USCIRF đã hậu thuẫn, tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp nội bộ.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tôn giáo với gần 100 triệu dân và 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống riêng với nhiều loại hình khác nhau. Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này đều luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Thể chế quan điểm của Đảng, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể: “1 - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2 - Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3 - Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016. Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định giá trị văn hóa tôn giáo khi yêu cầu “Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”. Như vậy, có thể thấy quan điểm của Đảng khẳng định vai trò của tôn giáo, coi giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự thừa nhận, tôn trọng và chủ trương phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát huy triết lý, giáo lý tốt đẹp trong đời sống xã hội và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam có trên 27 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; hơn 54.000 chức sắc; trên 144.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú, với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân ta. Để hướng đến các giá trị Chân, Thiện, Mỹ mà tôn giáo đem lại cũng như để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của mọi người, Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán đối với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 2023, Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định công nhận tổ chức tôn giáo cho 2 tổ chức (Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Hội thánh phúc âm toàn vẹn Việt Nam); quyết định chấp thuận đề nghị thành lập Viện Thần học Báp tít Việt Nam. Tính đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; hàng ngàn điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có hơn 60 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đạo Tin lành, từ năm 2021 - 2023 khu vực miền núi phía Bắc chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc; 5 tỉnh Tây Nguyên chấp thuận 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Đại lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa, sau là Đức Phật Thích Ca, Giáo chủ của đạo Phật. Sinh ngày Trăng tròn tháng Vesak theo lịch của Ấn Độ cổ, tương đương với mùng 8/4 (ÂL) theo lịch Trung Quốc cổ, vào năm 624 Trước Công nguyên. Đại lễ Phật đản có nhiều ý nghĩa đối với xã hội, đặc biệt là những người tin theo Phật giáo, qua đại lễ thể hiện: Sự tôn kính, tri ân và báo ân đối với bậc chí tôn, Giáo chủ của đạo Phật, người được Liên Hợp quốc tôn vinh, được thế giới tiến bộ ca ngợi về đạo đức từ bi và tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển bền vững, nhân văn. Phật đản là đại lễ Phật giáo lớn trên toàn thế giới từ năm 1999, ngày lễ Phật đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hợp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hợp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Ở nước ta, thông điệp của đại lễ Phật đản 2024 “Cùng hướng tới một thế giới hòa bình, hạnh phúc” nhằm tiếp tục nhấn mạnh là tinh thần hướng về cội nguồn dân tộc, tri ân các bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc. Lần thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đăng cai và phố hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak 2008 tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam đã mời 80 nước và vùng lãnh thổ có Phật giáo tham dự; nhận lời mời 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo đã tham gia với trên 850 vị khách quốc tế là đại biểu chính thức, trên 10 nghìn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước tham dự với nhiều diễn đàn và hoạt động.

Theo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, trong năm 2024, bên cạnh công tác Phật sự có nhiều hoạt động khởi đầu cho chuỗi hoạt động năm 2025, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 4/2025. Nhằm bác bỏ những báo cáo vô căn cứ trên tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 9/5/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024 của Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau để đóng góp và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

Với minh chứng rõ nét trên và sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đã chứng minh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Thực tế đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Bình Nguyên - Lan Anh (Công an huyện Thanh Sơn)


Bình Nguyên - Lan Anh (Công an huyện Thanh Sơn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nơi Trường Sa, có những sinh nhật như thế...

Nơi Trường Sa, có những sinh nhật như thế...
2024-11-13 08:46:00

Giữa thanh âm của sóng gầm, gió rít, nghe có cả những lời ca trầm ấm: “Mọi người bên nhau ta hát mừng sinh nhật. Một, hai, ba ta cùng thổi tắt nến. Happy birthday, happy...

Hồi sinh rừng trên đỉnh 2000

Hồi sinh rừng trên đỉnh 2000
2024-05-22 08:41:00

Đỉnh 2000 trên dãy Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận các xã Lao Chải, Xín Chải, Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) gần 1 tháng trước là “biển lửa” trong vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long