
{title}
{publish}
{head}
Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Du khách trải nghiệm nghệ thuật in sáp ong trên vải thổ cẩm cùng người dân bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Những ngôi nhà trệt, tường ghép gỗ, lợp mái cọ theo kiến trúc truyền thống vẫn còn phổ biến ở bản Sưng. Người dân trong bản giữ thói quen ở nhà trệt, dựng nhà sát nhau, không đắp tường ngăn vách mà quây quần đoàn tụ. Sau này, khi xây dựng loại hình du lịch, dịch vụ lưu trú, các hộ làm nhà nghỉ cộng đồng vẫn giữ nguyên bản về kiến trúc nhà ở truyền thống. Tuy nhiên, có cải tạo lại phần nền, thay nền đất bằng nền gạch, sắp đặt các vật dụng trang trí và đồ dùng sinh hoạt sử dụng vật liệu tre, nứa, gỗ tạo sự gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
Nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền từ bao đời nay. Ở cộng đồng bản Sưng, người dân vẫn tự tay nhuộm chàm, dệt vải, may trang phục truyền thống, gửi gắm vào đó những nét đẹp văn hóa bản địa. Bà con ở đây cho biết, điều tạo nên sự đặc sắc trong trang phục của người Dao Tiền là được trang trí bằng những đồng tiền bạc, họa tiết hoa văn có sự kết hợp nghệ thuật in sáp ong với cắt may, thêu và nhuộm chàm. Ngoài thêu trực tiếp váy áo, phụ nữ Dao Tiền thường thêu từng mảnh vải nhỏ, sau đó khâu đắp nổi vào váy áo.
Cùng với mô hình DLCĐ gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở bản Sưng được quan tâm gìn giữ, phát huy. Chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ khôi phục, phát triển thành tổ nghề dệt thổ cẩm, thu hút 11 thành viên là phụ nữ trong bản tham gia. Đồng thời, trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động: nhuộm chàm, vẽ sáp ong... Ngoài trang phục váy áo, khăn, chị em trong tổ dệt còn tạo ra các sản phẩm với mẫu mã đa dạng như: Khăn trải bàn, túi xách, ví... đáp ứng nhu cầu, thị hiếu mua sắm quà tặng lưu niệm của du khách.
Các nghề truyền thống khác như nghề thuốc nam, làm giấy dó được duy trì. Qua chia sẻ của anh Lý Văn Quý, tổ trưởng tổ sản xuất dược liệu thì trước đây, các hộ dân trong bản dựa vào nguồn dược liệu phong phú có trong tự nhiên làm ra các bài thuốc chữa bệnh, chủ yếu chữa bệnh trong gia đình. Được dự án phát triển DLCĐ bền vững hỗ trợ, bản thành lập tổ, đầu tư nhà xưởng, cung cấp thiết bị, mẫu mã, phát triển sản phẩm giúp khai thác bền vững tài nguyên, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm dược liệu bản địa. Hiện nay, tổ sản xuất đã đưa ra thị trường 4 sản phẩm: trà giảo cổ lam ngọt, lá tắm thảo dược, xịt muỗi thảo dược và cồn xoa bóp gừng đỏ. Tổ hợp tác sản xuất giấy dó và phát triển sản phẩm từ giấy dó cũng là một trong những sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn.
Tại điểm đến DLCĐ bản Sưng, nét văn hóa dân tộc như viết chữ Dao, lớp học người Dao, hái thuốc thảo dược, tắm lá thảo dược... cũng trở thành sản phẩm du lịch được du khách yêu thích, góp phần tạo nên diện mạo mới mẻ, sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn hơn cho bản người Dao Tiền. Song song với việc nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, đời sống sinh kế của người dân địa phương ngày càng cải thiện. Đến nay, trên 80% hộ dân trong bản có thu nhập nhờ tham gia các dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, văn nghệ, thổ cẩm, dược liệu, làm giấy dó... Các tổ, nhóm nghề truyền thống thường xuyên đón khách đến tham quan, trải nghiệm thực tế, nhất là nhóm giấy dó và thổ cẩm.
Chị Lê Thu Phượng, du khách Hà Nội chia sẻ: Tôi ấn tượng về một bản làng dân tộc Dao ven hồ Hoà Bình thoáng đãng, yên bình. Thời gian lưu lại nơi đây tôi đã có trải nghiệm đáng nhớ khi thăm xưởng sản xuất dược liệu với quy trình khép kín, nhà sấy thuốc bằng năng lượng mặt trời; vẽ sáp ong, nhuộm chàm, làm giấy dó cùng người dân bản địa.
Bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty cổ phần DLCĐ Đà Bắc cho biết: Hiện nay, cùng với phát triển DLCĐ trên khu du lịch hồ Hòa Bình, bản Sưng là một trong những điểm dừng chân độc đáo nhờ khai thác, phát huy giả trị văn hóa bản địa, thu hút đông du khách, nhất là du khách nước ngoài.
Bùi Minh/Báo Hòa Bình
baophutho.vn Với mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực huy động sự chung tay góp sức của cả...
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực...
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
Hiện nay, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống, với quy mô dân số khoảng 110 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm 49,7% dân số của tỉnh. Văn...
Tại rẻo cao Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) khi mùa vụ đã tạm lắng, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ La Chí ngày ngày cần mẫn bên khung cửi, giữ...
Trống nêm là một nhạc cụ truyền thống, là “linh hồn” của đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Vào những ngày Tết, tiếng trống vang lên để xua đi những điều...
Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn...
Phế tích tháp Chăm ở xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai quật...
Tỉnh Tuyên Quang có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có 570 thôn đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn...