{title}
{publish}
{head}
Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các lễ cúng, có đủ tư cách đứng ra gánh vác công việc trước dòng tộc, cộng đồng. Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2019.
Thực hiện các nghi thức trong Lễ Cấp sắc của anh Dương Kim Thức, xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập.
Những ngày cuối tháng 12, gia đình anh Dương Kim Thức ở khu 10 (khu Tân Lập) xã Xuân Thủy nhộn nhịp người đến giúp đỡ và tham gia các phần việc trong nghi lễ cấp sắc cho anh. Tại gian chính giữa của ngôi nhà treo bộ tranh thờ, ngoài các thầy cúng, người được cấp sắc, người dân biết hát, biết múa trong khu cũng có thể tham gia vào hát, múa trong quá trình diễn ra Lễ Cấp sắc.
Bà Nguyễn Thị Hà, mẹ của anh Dương Kim Thức chia sẻ: "Cháu Thức là con út trong gia đình, vừa qua tham gia lớp học chữ Nôm Dao cũng đã hiểu thêm nhiều về phong tục tập quán của dân tộc. Chúng tôi đã chuẩn bị bộ tranh thờ, trang phục truyền thống cho vợ chồng Thức bởi đây là nghi lễ rất quan trọng của con trai. Bên cạnh đó, còn phải chuẩn bị lợn, gà, gạo, xôi để làm lễ và để bà con trong làng đến chung vui với gia đình".
Theo quan niệm của người Dao, đàn ông có trải qua Lễ Cấp sắc mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu Bàn Vương, có đủ tư cách thờ cúng tổ tiên, gánh vác công việc của dòng họ. Ngày tổ chức Lễ Cấp sắc được chọn kỹ, kiêng trùng với các ngày mất của người trong gia đình. Người thụ lễ tuyệt đối kỵ làm việc xấu, việc ác.
Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt tổng hòa các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Thông qua các nghi lễ, loại hình diễn xướng dân gian trong Lễ Cấp sắc từ trang phục, nghệ thuật trang trí, các bài múa, bài hát, âm nhạc đến ẩm thực đặc trưng của đồng bào Dao được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Chỉ riêng trong Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt xuất hiện 11 điệu múa, 36 làn điệu hát khác nhau, trong đó có múa chuông, múa rùa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Trong Lễ Cấp sắc, các nghi lễ được thực hiện theo trình tự: Lễ mời tổ tiên, Lễ đón thầy vào nhà, Lễ khai đàn “treo tranh”, Lễ nhập đồng, Lễ đặt tên, Lễ dâng đèn “quá tăng”, Lễ lên đồng hương hỏa, Lễ thỉnh Ngọc Hoàng, Lễ cúng trừ các loại sâu bệnh cho cây trồng, Lễ khao quân... Thời gian tổ chức thường là 3 ngày 2 đêm, hoặc 2 ngày 2 đêm, nhưng ngày nay, nhiều gia đình chọn làm rút gọn trong 2 ngày 1 đêm để phù hợp với điều kiện thực tế. Các nghi lễ được tổ chức ở nhiều thời điểm, địa điểm và không gian khác nhau, có những nghi lễ được tổ chức vào ban ngày, có những nghi lễ được tổ chức vào ban đêm, một số nghi thức được tổ chức trong nhà, có những nghi thức được tổ chức ngoài sân.
Ông Phùng Sinh Thịnh - người am hiểu phong tục và chữ viết ở xã Xuân Thủy cho biết: Không giống với các nhóm người Dao khác, người Dao quần chẹt chỉ làm Lễ Cấp sắc cho một người, không quy định độ tuổi làm lễ mà tùy vào điều kiện cho phép của từng gia đình để tổ chức. Vì thế, mỗi khi diễn ra Lễ Cấp sắc, các thành viên trong cộng đồng đều tham gia giúp đỡ từ việc chuẩn bị lễ vật đến tham gia thực hành các nghi lễ. Các hoạt động trong lễ cúng, đặc biệt là thực hành các nghi lễ đều phải làm theo phong tục tập quán truyền thống, trước sự giám sát của các thần linh, thầy cúng và các dòng họ khác.
Lễ Cấp sắc có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hóa của người Dao, thông qua Lễ Cấp sắc và các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tình làng nghĩa xóm thêm gắn kết, bền chặt, cùng nhau giữ gìn, trao truyền cho thế hệ trẻ để họ thêm hiểu, thêm yêu, cùng chung tay bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Dao.
Phương Thanh
Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ...
baophutho.vn Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai...
Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt...
baophutho.vn Ngày 6/1, Huyện Thanh Sơn tổ chức gặp mặt 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là...
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long; toàn tỉnh có 423.830 người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30%. Văn hóa truyền thống của dân tộc...
baophutho.vn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh...
Giữa nhịp sống hối hả của những ngày cuối năm, ta vẫn tìm được không gian lắng đọng với nhiều cung bậc cảm xúc trong Ngày hội văn hoá các dân tộc xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương,...
baophutho.vn Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2024-2029
baophutho.vn Ngày 30/12, Ban điều hành dự án 8 huyện Tân Sơn đã tổ chức hội thi giao lưu, chia sẻ mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới,...
baophutho.vn Ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị...