Cập nhật:  GMT+7

Giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường

Thanh Sơn là huyện miền núi, nằm ở phía Nam của tỉnh, nơi cư trú của 32 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm 60% dân số. Những năm qua, xác định di sản văn hóa Mường là “sợi dây” bền chặt gắn kết cộng đồng, góp phần làm phong phú thêm sắc màu văn hóa các dân tộc trên quê hương, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực nhằm vận động, khuyến khích người dân bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Mường. Nổi bật trong đó là việc thành lập và duy trì hiệu quả mô hình các câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa Mường.

Giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường

CLB trình diễn văn hóa dân tộc Mường phố 19/5 (TT.Thanh Sơn) luyện tập cồng chiêng tại nhà văn hóa khu.

Ra mắt hoạt động vào năm 2018, CLB trình diễn văn hóa Mường phố 19/5 là “hạt nhân” tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn. Ông Nguyễn Thế Anh - Chủ nhiệm CLB cho biết: CLB gồm 15 thành viên nòng cốt (trong độ tuổi 30 - 70) có năng khiếu nghệ thuật, am hiểu và say mê văn hóa truyền thống dân tộc Mường.

Để hoạt động CLB tạo sức hút, lan tỏa trong khu phố, chúng tôi đã chủ động đóng góp kinh phí để mua nhạc cụ, trang phục truyền thống; tổ chức luyện tập, sinh hoạt đều đặn vào thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần tại nhà văn hóa khu với nhiều nội dung như: Hướng dẫn, truyền dạy chiêng Mường; tập múa, hát những làn điệu dân ca, dân vũ; trao đổi, hướng dẫn về nghệ thuật diễn xướng văn hóa Mường; tuyên truyền ý nghĩa, vai trò của trang phục truyền thống dân tộc...

Sau 7 năm, các hoạt động của CLB đã đi vào nền nếp, thu hút sự tham gia của người dân trong khu, đặc biệt là các cháu nhỏ. Trung bình mỗi năm CLB tham gia phục vụ khoảng 5-7 sự kiện văn hoá của thị trấn, huyện. Qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc Mường; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó người dân trong thị trấn...

Còn tại Trường PT Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn - nơi tập trung con em đồng bào DTTS học tập, cũng đã thành lập CLB nghệ thuật trình diễn văn hóa Mường với nhiều hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, tạo môi trường giáo dục tình yêu văn hóa truyền thống cho học sinh.

Cô Đinh Thị Bích Thủy- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: CLB nghệ thuật trình diễn văn hóa Mường là một trong số các mô hình CLB văn hóa các DTTS do nhà trường thành lập nhằm cụ thể hóa các nội dung giáo dục tình yêu di sản văn hóa dân tộc của nhà trường đến học sinh hiệu quả.

Tham gia CLB, các em được tìm hiểu, nghiên cứu về nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường như: Âm nhạc truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ, kiến trúc nhà sàn; tham gia nhiều hội thi trang phục dân tộc Mường, thi hát dân ca Mường, thi diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, múa sênh tiền, trống đu, hát ví rang... Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa cũng như nâng cao nhận thức của học sinh về gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc; tạo động lực để học sinh học tập, rèn luyện tốt hơn nhằm đóng góp công sức, trí tuệ phục vụ quê hương.

Giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường

Buổi ngoại khóa của các em học sinh Trường PT Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn tìm hiểu nhạc cụ dân tộc Mường của CLB nghệ thuật trình diễn văn hóa Mường.

Thời gian qua, nhờ thực hiện có hiệu quả Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017 - 2020, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, toàn huyện đã thành lập trên 120 CLB văn hóa dân tộc Mường tại các xã, khu dân cư và trường học; bảo tồn được 634 chiếc chiêng; 123 bộ nhạc cụ khác; trên 1.200 bộ trang phục; 115 nhà sàn truyền thống trong cộng đồng người Mường...

Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, tình trạng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ngày càng bị mai một, vì vậy xây dựng và duy trì hiệu quả các mô hình CLB bảo tồn văn hóa Mường là việc làm cần thiết để tạo môi trường, không gian cho bà con Nhân dân bảo tồn, thực hành và lan tỏa di sản văn hóa dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo sự đoàn kết, gắn bó và sẻ chia trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

Đồng Niên


Đồng Niên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Khám phá Ẩm thực xứ Lạng

Khám phá Ẩm thực xứ Lạng
2025-03-07 16:17:00

Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng không chỉ về cảnh đẹp tự nhiên mà còn về ẩm thực đặc trưng và phong phú. Với vị trí giáp biên giới Trung Quốc, ẩm...

Trang phục truyền thống cô dâu Dao Đỏ ở Sơn Phú

Trang phục truyền thống cô dâu Dao Đỏ ở Sơn Phú
2025-03-06 09:54:00

Có dịp tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024, chúng tôi được chứng kiến trích đoạn ​​​​trình diễn lễ đón dâu về nhà chồng của người Dao Đỏ, xã Sơn Phú, huyện Na Hang,...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày
2025-03-04 14:29:00

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa...

Người lặng lẽ giữ gìn vốn quý của dân tộc

Người lặng lẽ giữ gìn vốn quý của dân tộc
2025-03-03 10:06:00

Xã Thanh An, huyện Minh Long, Quảng Ngãi không chỉ có Thác Trắng hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Hrê. Giữa núi rừng ấy có bà Đinh Thị Đơ lặng lẽ gìn...

Lưu giữ văn hóa Mường

Lưu giữ văn hóa Mường
2025-02-28 14:37:00

baophutho.vn Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời...

Tục kiêng gió, sấm sét của người Dao Đỏ

Tục kiêng gió, sấm sét của người Dao Đỏ
2025-02-27 11:54:00

Trong đời sống cộng đồng người Dao, đầu xuân năm mới đồng bào thường có những tục kiêng như: kiêng một số con giáp, kiêng Dần (kình diền), kiêng Mão (kình mảo)... đến kiêng gió...

Làng truyền thống của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Làng truyền thống của đồng bào DTTS ở Kon Tum
2025-02-27 08:40:00

Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Đối với các dân tộc tại chỗ, làng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của...

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ
2025-02-26 09:39:00

Dền Thàng là một trong những thôn vùng cao của xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, được bao quanh bởi đồi núi với nhiều cây thuốc quý trên...

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn
2025-02-25 09:24:00

Từ ngàn xưa, Hội voi Buôn Đôn là một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của người đồng bào dân tộc M’nông sinh sống tại huyện Buôn Đôn,...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long