{title}
{publish}
{head}
Trái bứa là loại gia vị đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, phổ biến sử dụng để kho cá, nấu canh chua, làm nước mắm chấm các món nướng... Độ chua thanh, thơm nhẹ của bứa làm cho hương và vị của các món ăn luôn trở nên đặc biệt.
Cây bứa mọc nhiều nhất ở những nơi có đồng bào Chăm sinh sống. Có cây sinh trưởng rất lâu năm, tỏa cành che mát cả khoảng đất rộng.
Hầu hết cây bứa mọc tự nhiên, có cây đến cả trăm năm tuổi, sinh trưởng rất khỏe. Dân số “nảy nở”, nên số lượng bứa ngày càng giảm, nhường chỗ cho nhà cửa và các loại cây kinh tế khác.
Cây bứa dễ nhận diện hơn vào mùa ra trái. Cây càng cao lớn, trái càng sai cành chi chít. Mùa bứa bắt đầu đúng dịp mùa nước nổi về, kéo dài trong 3 tháng hoặc hơn. Trái nhỏ nhắn màu xanh lẫn với màu lá, khi chín chỉ hơi ngả vàng và có rất nhiều mủ.
Từ loại gia vị thường nhật trong bữa ăn, ngày nay do hiếm dần, trái bứa được thu hoạch đem bán. 1 cây bứa có thể hái được 100kg trong suốt mùa, giá 30.000 đồng/kg.
Qua mùa bứa, muốn tìm trái tươi không dễ, đồng bào Chăm trữ lại bằng cách chẻ mỏng phơi khô, hoặc làm muối chua bảo quản trong tủ lạnh.
Trong chế biến các món ăn, vì có vị chua, trái bứa được sử dụng tương tự chanh, me, trái bần, trái giác... Mùa này, nước lũ mới về, ngon nhất là thưởng thức canh chua cá linh nấu bứa hoặc cá linh non kho bứa.
Cá linh non thịt mềm, ngọt, ít xương, người ta chỉ cần móc ruột, để nguyên vảy, rửa sạch. Nồi cá kho chỉ cần 1 trái bứa là biến đổi hương vị thấy rõ. Vị mặn mòi được trung hòa bởi độ chua thanh, dìu dịu rất dễ ăn.
Người miền Tây đãi khách, chỉ cần sửa soạn nồi cá linh kho lạt, nồi lẩu, hay canh chua, rồi thả vào trái bứa, bên mâm cơm kèm theo đặc sản đồng quê là cá đồng, đĩa rau sống đầy ắp. Trái bứa vừa chín mềm thì dầm ra như dầm me. Người thích ăn bứa, không diễn tả mùi vị của chúng một cách dông dài, cụ thể, chỉ kết luận “ngon đáo để”, khó lẫn vào đâu được.
Theo HOÀI ANH - Báo An Giang
Ẩm thực Huế có đến 1.700 món ăn trong tổng số 3.000 món ăn Việt Nam được ghi trong Hội điển của nhà Nguyễn với nhiều hình thức đa dạng từ cung đình đến dân gian và nằm trong...
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tánh Linh đã có...
Để công trình cao tốc được hoàn thành an toàn, chất lượng và đáp ứng tiến độ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, Trưởng ban Chỉ đạo...
Những lợi thế của vùng ĐBSCL có thể sẽ vẫn “ngủ quên” nếu doanh nghiệp (DN) mỗi tỉnh tiếp tục hoạt động rời rạc, khép kín, “giấu bài” lẫn nhau. Bên cạnh thành lập Hội đồng điều...
Với đặc điểm tự nhiên đa dạng có rừng, sông, hồ và nhiều vùng chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi, Đồng Nai là vùng đất giàu sản vật...
Từ giữa tháng 8 tới nay, những biển mây trắng xóa liên tục xuất hiện tại Ba Vì (Hà Nội), tạo nên khung cảnh đẹp nên thơ, lãng mạn, không kém cạnh Tà Xùa (Sơn La) hay Đà Lạt (Lâm Đồng).
Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có là những giải pháp thiết thực mà các cấp, ngành...
Chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, nhưng ở Bình Phước có rất nhiều chùa Khmer. Và có một ngôi chùa Khmer lớn, lâu đời nhất, được xây dựng...
Tháp Thầy Bói tọa lạc trên một cụm đá nổi lên giữa đầm Thị Nại, từ lâu đã là một danh thắng của TP Quy Nhơn. Xung quanh nguồn gốc địa danh này có nhiều giả thuyết khác nhau....
Sở hữu những di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nổi tiếng, nhiều năm gần đây, các tỉnh, thành phố của nước ta không ngừng liên kết, xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn để...
Lễ hội trà shan tuyết “Tinh hoa giữa ngàn mây” huyện Văn Chấn (Yên Bái) lần thứ nhất năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28/9 tại sân vận động Trung tâm huyện Văn Chấn. Đây là...
Trong số các danh thắng ở xứ sở hoa vàng cỏ xanh, Hòn Yến (tỉnh Phú Yên) là quần thể thắng cảnh mê hoặc lòng người, hấp dẫn du khách.