
{title}
{publish}
{head}
Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.
Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.
Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.
Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần thập đạo tướng quân Lê Hoàn cho quân sĩ rút lui đến làng Mộ Chu Hạ thì trời tối, người ngựa đều mệt mỏi. Vua cho quân sĩ nghỉ ngơi, sáng hôm sau dân làng giã bánh giầy dâng vua để mang theo lương thực (hôm đó là ngày mùng 10 tháng Giêng), nhờ những chiếc bánh giầy ấy mà quân sĩ sung sức đánh giặc. Năm Ất Tỵ (1006) vua Lê qua đời. Để tỏ rõ tình cảm của dân làng với vị vua anh minh mà gần gũi với dân chúng khi đóng quân ở làng, dân làng Mộ Chu Hạ tạc tượng, lập bài vị tôn thờ người là Thành Hoàng làng. Khu di tích Đình, Chùa làng Mộ Chu Hạ được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2001.
Các đội thi giã bánh giầy.
Bắt bánh giầy.
Lễ hội làng Mộ Chu Hạ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Sau lễ rước nước và nghi lễ tế với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi nhà ấm no, hạnh phúc; phần hội diễn ra với hoạt động văn hóa độc đáo thi giã bánh giầy đã được lưu truyền nhiều đời của người dân làng Mộ Chu Hạ với sự tham gia của 4 Giáp Đông, Tây, Nam, Bắc tương đương với 4 dòng họ lớn trong làng để tưởng nhớ công lao của vua Lê Đại Hành trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó là các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao nhằm lưu giữ truyền thống và thúc đẩy tinh thần đoàn kết, gắn bó.
Hoàn thiện bánh giầy để chấm điểm tại Hội thi giã bánh giầy làng Mộ Chu Hạ.
Mộc Lâm
baophutho.vn Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chú trọng thực hiện mô hình học tập, đào tạo cho đội ngũ quản lý và...
baophutho.vn Trong Đề án sáp nhập hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ đặt ra yêu cầu cao về tinh thần đoàn kết và bản sắc văn...
baophutho.vn Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vùng Mường Vang (huyện Lạc Sơn cũ) thành lập 8 xã, gồm: Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Thượng Cốc, Lạc Sơn, Đại...
Nằm ở dải đất miền trung khắc nghiệt, Quảng Trị không chỉ là địa danh gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn là kho tàng văn hóa, di sản phong phú, đa dạng.
baophutho.vn Tối 21/6, tại khu vực công viên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, lễ khai mạc Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề...
baophutho.vn Trong dòng chảy hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, mỗi địa phương đều nỗ lực tìm kiếm hướng đi riêng, những thế mạnh đặc trưng để...
baophutho.vn Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong văn hóa đọc, đặc biệt là ở giới trẻ. Để...
Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá...
baophutho.vn Đặc sắc Lễ hội rước Chúa Gái làng Vi - Trẹo
Báo chí phải tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa, tích cực tham gia vào nền tảng mạng xã hội; có giải pháp để tự vượt qua chính mình; cung cấp tri thức để truyền cảm hứng,...
baophutho.vn Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia...
baophutho.vn Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.