{title}
{publish}
{head}
Vùng ngoại thành quê tôi ngày ấy là một khu vực trũng, thấp với rất nhiều ao hồ, đầm phá và mương máng. Vì vậy, tôm, cua, cá, ốc, hến... sinh sôi nảy nở rất nhiều, rất nhanh. Suốt chiều dài tuổi thơ lấm lem bùn đất của lũ trẻ quê chúng tôi, ngoài thời gian cắp sách tới trường ra là cả bọn lại rủ nhau đi bắt cá, mò cua bắt ốc để cải thiện bữa cơm gia đình. Đôi khi bắt được nhiều cua, cá chúng tôi có thêm tiền mua sách, bút, vở để học tập.
Kỷ niệm đi cất vó tôm thời thơ ấu
Kỷ niệm vui buồn, vất vả, nghèo đói thì quá nhiều và cũng có không ít những ký ức đẹp khó mờ phai mà đến tận bây giờ, khi lớn khôn vào đời tôi vẫn luôn mang theo trong tâm thức! Vâng, đó chính là những đêm của một thời ấu thơ thường đi cất vó tôm, dưới ánh trăng khi mờ, khi tỏ.
Chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa chiêm, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 âm lịch, thường là thời khắc tôm sinh sản rất nhiều. Tôm ở trên các vạt ruộng lúa đang chuẩn bị ngậm sữa, nhân lúc người ta tháo nước cạn để dễ bề cho thu hoạch, rút theo con nước xuống mương máng, đầm phá... nhiều vô kể. Nếu be bờ tát vét chỉ một đoạn mương ngắn thôi cũng có thể thu hoạch tới vài ký tôm nhỏ. Vì nhà neo đơn, tôi thường xuyên phụ giúp cha mẹ đôi việc vặt, thi thoảng ban ngày mới có thời gian theo chúng bạn ra đồng để bắt tôm, cá. Chính vì vậy, tôi hay dành khoảng thời gian đêm tối để đi cất vó.
Công cụ bắt tôm, bắt cua và vài loại cá nhỏ mà người ta vẫn thường gọi con tép, là những chiếc vó được làm nên bởi hai thanh tre nhỏ vớt tròn đan chéo, mỗi thanh dài chừng gần 2m, ở mỗi đầu của thanh tre, sau khi uốn cong trở xuống buộc vào một đầu của mảnh vải xô mà người ta hay dùng may thành mùng để chắn muỗi. Mỗi chiếc vó như vậy có chu vi rộng chừng 4 tấc vuông, nghĩa là khoảng hơn 1,2m2 vải xô thì làm được 3 chiếc vó.
Thường mẹ vẫn làm cho tôi cả thảy 20 chiếc vó, cộng với chiếc gậy dài chừng 3m, đóng cây đinh nhỏ ở đầu để khi đưa gập cất vó dưới mương máng không bị rớt (rơi). Ngoài ra, khi đi cất vó tôm bao giờ cũng phải mang theo một cái rổ loại to để chứa tôm, kèm theo cái giỏ nan tre nho nhỏ để chứa những con cua lạc vào vó. Mồi dùng để cất vó được làm bằng thính trộn giữa cám gạo rang vàng thơm lừng và một vài cánh hoa hồi rang khô tán nhỏ cho dậy mùi thơm. Loại cám tổng hợp hoa hồi này khi thả cất vó thì dụ được không chỉ tôm, tép, cua, mà đôi khi còn có cả cá chép mò vào vó để ăn mồi!
Ngày ấy, tuần nào tôi cũng vẫn đi cất vó đêm vài lần. Lúc thì hai chị em chúng tôi đi, khi thì mẹ cũng đi cùng vì bà luôn sợ tôi bị làm sao đó giữa đồng vắng đêm khuya... Những hôm đi cất vó với mẹ thường vui và thú vị hơn đi với thằng em, vì giữa khoảng thời gian nghỉ của các đợt cất vó mẹ lại kể chuyện cổ tích, chuyện tiếu lâm. Những hôm có trăng thì công việc cất vó có vẻ dễ dàng, nhưng nhiều hôm mây mù, ánh trăng bị che lấp, hay những khoảng thời gian đầu và cuối tháng không có trăng thì tôi thường mang theo chiếc đèn pin để hỗ trợ cho việc bắt tôm, thả mồi thính vào vó.
Tôi thường chọn địa điểm cất vó đêm là các đoạn mương máng, đầm phá có mặt đáy bằng phẳng để tránh vó bị đổ nghiêng. Mặt khác, những chỗ có nhiều tôm luôn được tôi ưu tiên cất vó vài ba buổi. Thường thì sau vài ba buổi cất vó, tôm tỏ ra khôn hơn nên nếu cứ cất vó mãi ở chỗ đó sẽ không thu hoạch được nhiều. Vì vậy, cứ cất vó nhiều nhất là 3 buổi ở một địa điểm là phải chuyển chỗ khác.
Công việc cất vó thực ra không hề mệt mỏi, nhưng sự nhàm chán là có thật vì cứ đặt vó, cất vó và lại đặt vó thả thính... rồi lại cất vó! Sự lặp đi lặp lại đôi khi nhàm chán đến buồn ngủ. Nếu hôm nào cất được nhiều tôm trong mỗi mẻ vó thì còn đỡ, chứ được ít thì cũng hơi buồn ngủ, hơi nản thật! Với 20 chiếc vó, đêm nào tôi đi cất, ít cũng được hơn 1kg tôm, mà nhiều thì cả rổ tới 3-4kg. Đó còn chưa kể cua, tép, cá và cá chạch... Thường thì khoảng thời gian cất vó đêm diễn ra độ vài ba tiếng. Hôm nào mệt, buồn ngủ, hay hôm nào được nhiều tôm rồi thì tôi hay thu vó về sớm. Cứ đều đặn một tháng mấy buổi cất vó đêm như vậy nhà tôi có rất nhiều tôm khô. Tôm dùng để cải thiện bữa ăn trong ngày, để bán tươi một chút và phần còn lại mẹ tôi thường mang phơi nắng cho khô để dành ăn dần vào những lúc ngày ba tháng tám, những khi mưa dầm gió bấc không đi chợ búa mua thức ăn được. Ngày ấy, kinh tế gia đình tôi cũng như hết thảy mọi gia đình khác đều khó khăn, nghèo túng nên tôm, tép khô và hũ mắm cua muối luôn là các món khoái khẩu dùng để đãi khách ở thành phố về...
Tuổi thơ tôi lớn lên bằng hạt lúa, củ khoai, bắp ngô và những con tôm con tép đồng tươi rói đượm mùi bùn đất. Xa quê, thoát li khỏi lũy tre làng thơ mộng, cánh đồng chiêm khê mùa đã nhiều năm vậy mà ký ức về một thời cất vó vẫn vẹn nguyên, tươi mới như vừa mới hôm qua. Giờ đây, mỗi khi trở về vùng quê ngoại thành dấu yêu, tôi luôn phóng tầm mắt ra xa để tìm lại những mương máng đầm phá, ruộng lúa, bờ mương - nơi mà bao đêm tôi vẫn đồng hành cùng những chiếc vó tôm kiếm sống...
Theo Nguyễn Thị Loan (Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
baophutho.vn Tối 22/11, tại sân khấu Bảo tàng Hùng Vương (thành phố Việt Trì), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật...
baophutho.vn Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An vừa tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An kết nối miền di sản”. Đây là hoạt động nằm...
Mù u và gòn là hai loại cây vô cùng quen thuộc ở vùng nông thôn. Có khi chúng tự mọc dại, có khi được người dân trồng để lấy bóng mát, lấy gỗ. Hầu như không một đứa trẻ nào lớn...
Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao...
Nhớ một lần, tại phòng làm việc của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX, tôi trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh về những tác giả, tác phẩm Ban Văn học Công nhân dự định mời tham...
“Bên trong vỏ kén vàng” kể về hành trình đưa hài cốt chị dâu về cố hương của nhân vật Thiện, hành trình đi qua vùng nông thôn Việt Nam khiến trong Thiện dấy lên những chiêm...
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà thơ Hữu Thỉnh vừa cho ra mắt trường ca thơ "Giao hưởng Điện Biên" .
Nếu trên bầu trời xanh, mây trắng kỳ ảo thì dưới tán cây dịu mát là cả một sự sinh tồn lặng lẽ. Nào là lộc biếc, hoa, trái ngọt, nào là tiếng chim và cả những cánh ong bay xây...
Chúng tôi thương ba mẹ gồng gánh nuôi nấng các con. Ba mẹ đem đến cho chúng tôi tình yêu thương vô bờ bến, một tuổi thơ đầy ắp tiếng cười...
baophutho.vn Đến hẹn lại lên, vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, dưới mái thủy đình cong cong tại hồ Khuôn Muồi, Khu di tích lịch sử Đền Hùng,...
baophutho.vn Tối 17/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), UBND thành phố Việt Trì phối hợp với Công ty TNHH Phuonglly Media tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non...
baophutho.vn Chiều 17/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), tại Trung tâm Lễ hội Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết, bế mạc liên hoan văn nghệ...