{title}
{publish}
{head}
Đó là Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mặc dù đã trải qua gần 70 mùa rẫy, nhưng tiếng sáo của bà vẫn dặt dìu mỗi khi được cất lên, nhất là vào dịp lễ hội hay những lúc lên rẫy.
Mí Lát (thứ hai từ phải qua) tham gia biểu diễn tại một chương trình nghệ thuật của huyện. |
Trước nguy cơ văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một do sự thờ ơ của lớp trẻ, Mí Lát luôn cố gắng giữ gìn và mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống nói chung, loại nhạc cụ của đồng bào DTTS này nói riêng được lưu giữ, phát triển cho mai sau, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa.
Tiếng lòng giữa đại ngàn
Đinh tút là một loại sáo được làm bằng ống nứa hoặc trúc khi thổi phát ra âm thanh. Mỗi khi tiếng sáo đinh tút thổi lên hòa cùng tiếng trống và cồng chiêng, âm thanh ấy lan tỏa, bay bổng trên các triền đồi tạo nên một không gian huyền ảo.
Mỗi khi có khách đến thăm và hỏi về đinh tút, Mí Lát vui lắm. Tại chương trình giao lưu nghệ thuật văn hóa cồng chiêng, dân ca, nhạc cụ dân tộc và ra mắt đội văn nghệ truyền thống buôn Lê Diêm (huyện Sông Hinh), bà nhiệt tình trả lời mọi thắc mắc và nhu cầu cần biết của khách về nhạc cụ này.
“Giữa đại ngàn, khi tiếng đinh tút vang lên sẽ xua tan những nỗi buồn. Tiếng đinh tút lúc nhẹ nhàng, trầm lắng, lúc thánh thót như thôi thúc mời gọi mọi người tạm gác mọi lo toan của cuộc sống đời thường để cầu mong an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và no đủ, mọi người thương yêu và đùm bọc nhau”, Mí Lát tâm đắc.
Mí Lát đã trải qua 67 mùa rẫy, nhưng mỗi khi bà thổi đinh tút, âm thanh phát ra từ loại nhạc cụ truyền thống này còn rất trong trẻo, giai điệu ngọt ngào được nhiều người yêu thích, nhất là khi âm thanh này hòa cùng tiếng cồng chiêng. Theo Mí Lát, càng thổi lâu thì âm thanh của đinh tút càng cao vút, vọng vang, len vào trong từng tầng cây, hốc đá làm cho không khí lao động thêm hăng say.
“Tôi thấy lo nếu như một ngày mình như chiếc là vàng trước gió, nhất là khi cái tai không còn thính, cái giọng không còn trong mà bọn trẻ không chịu kế thừa, không chịu theo học để giữ âm thanh của đại ngàn. Bây giờ còn giữ được thì mình cứ giữ và khuyến khích lớp trẻ học được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu”, Mí Lát trải lòng.
Ông Ksor Y Lêng, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Sông Hinh cho biết: Trong đồng bào dân tộc Ê Đê ở Sông Hinh, những người có thể thổi đinh tút như Mí Lát rất hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó, địa phương rất trân quý và luôn động viên bà nỗ lực lưu giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Trước những nguy cơ mai một, ngành Văn hóa huyện đã tuyên truyền, vận động già làng, người có uy tín, các nghệ nhân, người trực tiếp nắm giữ, thực hành di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc truyền thống và thanh thiếu niên tham gia vào các CLB, đội văn nghệ truyền thống của từng xã.
Phòng VH-TT cũng đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể; truyền dạy các loại nhạc cụ dân tộc mới có cải tiến và truyền dạy kỹ năng dàn dựng tổ chức các chương trình văn nghệ truyền thống.
Theo ông Nay Y Blung, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là Nhân dân, là những nhiệm vụ trọng tâm mà Huyện ủy, UBND huyện đang triển khai thực hiện.
Đặc biệt, những người tâm huyết với các loại nhạc cụ dân tộc như Mí Lát giúp cho công tác xây dựng, thành lập các đội văn nghệ truyền thống và CLB sinh hoạt văn hóa, dân gian thuộc nhà văn hóa - khu thể thao thôn, buôn trên địa bàn huyện ngày càng được nhân rộng và tăng cơ hội lưu giữ những vốn quý của cha ông để lại.
Người uy tín của buôn làng
Không chỉ tích cực gìn giữ và truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc cho lớp trẻ, Mí Lát còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong buôn phát triển sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các hủ tục, xây dựng khu dân cư lành mạnh. Bằng uy tín của mình, Mí Lát đã vận động, thuyết phục nhiều người trong buôn như Mí Nhét, Mí Hùng... làm theo những điều hay lẽ phải để có cuộc sống tốt hơn.
Mí Lát (thứ ba từ phải qua) truyền dạy cách thổi đinh tút cho nữ thanh niên của xã Ea Bar, huyện Sông Hinh. |
Mí Nhét xúc động kể: Gia đình đã nghèo nhưng chồng tôi không chịu và cũng không cho thực hiện các biện pháp tránh thai nên chưa đến 40 tuổi, tôi đã sinh 11 đứa con. Khi biết vợ chồng tôi có ý định sinh đứa con thứ 12, Mí Lát đã đến tận nhà khuyên giải, vận động. Mí nói không được sinh nữa, nếu cứ sinh mà không có điều kiện nuôi con thì cái nghèo nó cứ theo mãi. Vợ chồng tôi nghe theo và được mí hướng dẫn cách vay vốn, mượn vốn làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.
Câu chuyện của Mí Hùng còn bi đát hơn, khi đứa con trai của bà nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, chơi cá độ, gây nợ nần hàng trăm triệu đồng, lại còn châm lửa đốt nhà vì Mí Hùng không chịu đưa tiền cho con tiêu xài. Trước tình cảnh đó, Mí Lát là người đứng ra cưu mang Mí Hùng. “Trong lúc tôi gặp khó khăn, Mí Lát vẫn luôn bên cạnh hỗ trợ, cưu mang. Nhờ đó mà tôi vượt qua nỗi sợ hãi, tiếp tục gầy dựng cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình”, Mí Hùng bày tỏ.
Bà Hờ Hoan, công chức Văn hóa - Xã hội xã Ea Bar cho biết: Các già làng, người có uy tín như Mí Lát giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác của địa phương, nhất là công tác giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Họ luôn nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con dòng họ nơi mình sinh sống thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Với lối sống giản dị gần gũi, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống và mong muốn được cống hiến cho xã hội, Mí Lát ban ngày đi rẫy kết hợp vận động bà con trong buôn phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh. Ban đêm hay những ngày nông nhàn, hết mùa rẫy, bà vận động mọi người cùng luyện tập văn nghệ, tập thổi đinh tút cho các cháu thanh thiếu niên.
“Các CLB, đội văn nghệ và những nghệ nhân không những giúp bảo tồn, giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS ở huyện Sông Hinh mà còn tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của người dân địa phương. Những người như Mí Lát chính là cầu nối trong các hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế của Sông Hinh”, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Sông Hinh Ksor Y Lêng cho biết thêm.
TK (Theo baophuyen.vn)
Bắc Giang là vùng đất gắn với nhiều di sản. Đặc biệt năm 2019, tỉnh là một trong 11 địa phương sở hữu di sản Thực hành Then được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa...
Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu...
baophutho.vn Bằng nghị lực và sức lao động của mình, chị Trịnh Thị Thương – nữ dân tộc Dao ở khu Sơn Nga, xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập) đã vươn lên thoát...
Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai tại tỉnh đang mang lại kết quả...
baophutho.vn Bằng sự cần cù, sáng tạo, những năm qua, anh Đinh Văn Trọng, sinh năm 1975 ở thị trấn Yên Lập là nông dân sản xuất giỏi. Gia đình anh áp dụng...
Cuộc đổi đời hôm nay và những trầm tích từ quá khứ xa xưa ở vùng đất dưới chân ngọn núi Lang Bian huyền thoại như đang hòa làm một. Nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm...
baophutho.vn Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn khẳng định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Đảng và Nhà...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 242 người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình, NCUT không...
baophutho.vn Thời gian qua, việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, nhất là các dự án đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) và...
Thực hiện mục tiêu xóa nghèo bền vững, thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống thông qua hỗ trợ...
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu...