{title}
{publish}
{head}
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ngoài việc quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì đã nỗ lực bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống, lưu giữ hồn quê vùng đất cổ.
Thế hệ trẻ trong xã gìn giữ, lan tỏa di sản văn hóa Hát Xoan của địa phương.
Ấn tượng đầu tiên khi về xã Phượng Lâu là hình ảnh các khu dân cư trong xã có sự giao thoa, kết hợp hài hòa vừa hiện đại vừa cổ kính. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đường, điện, trường, trạm được xây dựng khang trang, kiên cố, hình thái không gian, cảnh quan, nếp làng, cốt cách con người vùng đất cổ vẫn được gìn giữ, bảo tồn... Đây là nền tảng cốt lõi mang giá trị bền vững và là mục tiêu cần được tập trung hướng tới trong quá trình xây dựng, duy trì nông thôn mới.
Bà Dương Thị Phương - Trưởng khu dân cư số 4 chia sẻ: Từ khi xây dựng xã đạt chuẩn NTM đến nay, chúng tôi luôn cố gắng lưu lại những giá trị truyền thống của làng quê. Các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian được người dân trong làng duy trì, phát huy giá trị. Ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, chính quyền và Nhân dân cùng tham gia tổ chức lễ hội truyền thống Đình - Miếu Phượng An.
Trong đó Đình Phượng An thờ Vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) và các tướng lĩnh thời Hùng Vương; Miếu Phượng An thờ thần Dũng Mãnh Hầu đại vương. Di tích gắn với lễ hội Vật truyền thống. Qua các hoạt động này, tính cố kết cộng đồng, tình đoàn kết xóm, làng được củng cố. Người dân thực hiện nghiêm túc các hương ước, quy ước của làng; Nhân dân tích cực thực hiện nếp sống văn hóa mới, tiết kiệm, văn minh...
Xác định xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là thành thị hóa nông thôn mà phải giữ được “hồn” quê, chính vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh việc quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân, Đảng ủy, chính quyền xã Phượng Lâu luôn chú trọng chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa nông thôn mới an toàn, lành mạnh, con người văn minh, thân thiện; tích cực bảo tồn những cảnh quan, kiến trúc, văn hóa mang đậm truyền thống quê hương.
Hiện nay, trên địa bàn xã có quần thể di tích lịch sử văn hóa như: Chùa, Đình, Đền, Miếu. Trong đó, có 2 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 2 di tích chưa xếp hạng.
Ngoài ra, Phượng Lâu còn là nơi gốc tích của Hát Xoan đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” gắn liền với di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đình An Thái, vật dân tộc gắn liền với cụm di tích Đình - Miếu Phượng An, bơi Chải gắn liền với đền thờ Bát Nàn Đại Tướng Quân...
Xã Phượng Lâu giữ gìn được nét đẹp cổ kính trong sự phát triển của xã hội.
Việc triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Công tác xã hội hóa được triển khai hiệu quả đã tích cực góp phần lưu giữ, bảo tồn, tôn tạo hệ thống các di tích, lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần vô giá cho thế hệ con cháu.
Đã thành thói quen, người dân trong các thôn, xóm trong xã thường xuyên dọn vệ sinh, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh ở các trục đường. Hiện tại, nhiều tuyến đường giao thông trong xã đều được trồng các loại hoa, cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các thôn, xóm cũng rất sôi động.
Hiện nay, xã có CLB vật dân tộc, CLB bơi chải, CLB Hát Xoan và Dân ca Phú Thọ, phường Xoan An Thái và 5/5 khu dân cư của xã đều có các CLB văn thể. Cứ sau giờ tan học, hết giờ làm việc, nhà văn hóa lại sôi động với các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng dân cư, người tập dưỡng sinh, chơi cờ, tập dân vũ, bóng bàn, bóng chuyền hơi; thanh, thiếu niên đá bóng, đánh cầu lông.
Cùng với đó, người dân địa phương luôn chú tâm coi trọng lối sống nghĩa tình “tối lửa tắt đèn có nhau”, tình làng nghĩa xóm từ đó cũng càng thêm đầm ấm, gắn kết, đã trở thành một “hương ước bất thành văn” ở thôn quê... Qua đó, tạo nên bức tranh văn hóa truyền thống phong phú, đậm đà bản sắc quê hương Phượng Lâu, song hành với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Ánh Dương
baophutho.vn Ngày 10/9, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2024.
baophutho.vn Hội Văn nghệ dân gian (VNDG) tỉnh hiện có tổng số 216 hội viên sinh hoạt tại 10 Chi hội cơ sở. Phát huy truyền thống Hội VNDG Đất Tổ, trong...
Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không...
Làng Lại Đà bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần; miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp Nguyễn Hiền và...
Nếu như Thủ đô Hà Nội có làng hương Quảng Phú Cầu hơn 100 năm tuổi, thì ở thành phố Huế lại tồn tại một làng nghề làm hương truyền thống có bề dày lịch sử lên tới 7 thế kỷ, nằm...
baophutho.vn Ngày 18/7, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Phú Thọ lần thứ hai - năm 2024, chào mừng 95...
baophutho.vn Vun đắp truyền thống dòng họ
baophutho.vn Ngày 17/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tỉnh tổ chức hội...
baophutho.vn Ngày 16/7, Sở VHTTDL tổ chức tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Phú Thọ năm 2024. Đây là cuộc thi thường...
baophutho.vn Sáng 16/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Thiếu nhi Đất Tổ kể chuyện, tuyên truyền, giới thiệu sách - Hè 2024 với chủ đề “Dấu...
baophutho.vn Ngày 12/7, Sở VH,TT&DL phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức bế mạc lớp truyền dạy Hát Xoan cho giáo viên dạy âm nhạc khối THCS trên địa bàn tỉnh.
baophutho.vn Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 vừa chính thức công bố 40 thí sinh xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Tỉnh Phú Thọ có thí...