{title}
{publish}
{head}
Ngày 12/12, tại Vườn lan Mộc Hương (phường Vân Phú, TP. Việt Trì), bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú” được ra mắt, thu hút sự quan tâm của đông đảo văn nghệ sĩ Đất Tổ và những người yêu nghệ thuật. Chủ nhân của tác phẩm là anh Bùi Đức Dũng - chủ Vườn lan Mộc Hương - người đam mê sưu tầm tranh và các giống cây bản địa quý hiếm.
Anh Bùi Đức Dũng (thứ hai từ phải sang) cùng các văn nghệ sỹ của Hội Liên hiệp VHNT tỉnh ra mắt bức tranh “Sơn hà cẩm tú”.
Bức tranh “Sơn hà cẩm tú” có chiều cao 1,65 mét, chiều ngang ba mét, được thực hiện trên chất liệu sơn mài truyền thống với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và các vật liệu quý trên ba tấm vóc khổ lớn. Tác phẩm do họa sĩ Đỗ Tiến Hùng thực hiện công phu, tỉ mỉ trong vòng 5 năm với sự am tường về cả nghệ thuật, kỹ pháp hội họa và văn hóa, lịch sử.
“Sơn hà cẩm tú” là tác phẩm nghệ thuật thuộc thể loại lịch sử - văn hóa, thể hiện quang cảnh rộng lớn, đồng hiện nhiều biểu tượng, bối cảnh, sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của người dân Đất Tổ cội nguồn nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung như: Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ, Vua Hùng, Hai Bà Trưng; Hát Xoan, làm bánh chưng bánh giầy, bơi chải; nghi thức “Linh tinh tình phộc” - Lễ hội Trò Trám, nghi lễ rước nước thiêng ngã ba sông... ẩn chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu sắc, như một dòng chảy bất tận kết nối từ mạch nguồn quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Những bối cảnh lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước đến thời hiện đại được tái hiện sinh động trên bức tranh “Sơn hà cẩm tú”.
“Sơn hà cẩm tú” mang đậm dấu ấn của Phú Thọ - vùng đất của truyền thuyết và huyền thoại, hứa hẹn sẽ là tác phẩm thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.
Cẩm Nhung
Với mong muốn mang đến cho khán giả Việt Nam những góc nhìn đương đại về điện ảnh Italia, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội phối hợp với Liên hoan phim châu Á tại Rome tổ chức Liên...
Theo các nhà quản lý, cơ chế chính sách đã cởi mở hơn cho sự hợp tác giữa du lịch và điện ảnh. Nhưng để xúc tiến du lịch Việt thông qua điện ảnh thành công ở “xứ người” lại là...
Lâu nay, bạn đọc Việt Nam biết đến văn học Nhật Bản phần nhiều là qua các tác giả
Nguyễn Thế Kiên là nhà thơ thế hệ 7X, quê Ý Yên, Nam Định. Đó là vùng đất trũng, dù có nhiều nghề thủ công truyền thống, nhưng từ thời Lý, Trần đã nổi danh nghề nông. Thực sự,...
Buổi ra mắt tập di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “Anh hùng còn chi” với sự tham gia của họa sĩ Lê Thiết Cương - người bạn thân thiết của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đồng...
Vào tối 16 và 17/12, tại Nhà hát Thành phố, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TPHCM (Saigon Concert) phối hợp với Arabesque Việt Nam tổ chức công diễn vở múa ballet đương...
Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru của Hàn Quốc vừa phát động cuộc thi “Sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” với chủ đề “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới”.
Hằng năm, cứ độ tháng 11, tiết trời nắng mưa thất thường, hình ảnh mái trường làng cùng thầy cô giáo cũ hiện về trong tôi, mồn một.
Chớm đông. Dân ngụ cư như tôi nhìn gió rào rạt trên những con phố, lòng thiết tha nhớ mẹ nơi quê nhà.
Từ Sài Gòn, bạn nhắn, chỉ còn chưa tới tháng nữa là đến Noel, mọi năm thành phố trang trí rộn ràng, không khí Giáng sinh ngập khắp nẻo đường. Nay những con đường ở trung tâm...
Nghĩ cứ thương người xứ mình, lụt cứ nối lụt, chẳng tha năm nào, nên khổ cũng nối nhau giăng khắp nẻo đi đường về. Nhưng tuyệt nhiên người quê tôi không ai than vãn, dẫu dư âm...
(Thơ Võ Quang Diệm từ “Ký ức tình yêu” đến “Hương tình người xứ Nghệ”)