{title}
{publish}
{head}
Cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của tác giả người Pháp Charlotte Aguttes-Reynier hé lộ tiểu sử và những tác phẩm hiếm có của các danh họa Việt Nam.
Cuốn sách được in tại Pháp, có giá 110 euro (gần 3 triệu đồng).
Ngày 11/1, cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của nhà nghiên cứu người Pháp Charlotte Aguttes-Reynier chính thức ra mắt tại Hà Nội, hé lộ lịch sử trăm năm hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam).
Thông qua 432 trang sách viết bằng 3 ngôn ngữ (Việt, Pháp, Anh), tác giả đã nói về những đóng góp của ngôi trường tới lịch sử nghệ thuật quốc tế, và chia sẻ thành quả sau 10 năm nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam.
Bà Charlotte Aguttes-Reynier đã trình bày những nghiên cứu công phu, bao quát toàn cảnh về lịch sử của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1925 đến 1945, bao gồm quá trình thành lập, phát triển, hoạt động, thành tựu, các giảng viên, sinh viên ưu tú, các tác phẩm và những cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, Sài Gòn hay Paris và sự đón nhận của giới phê bình nghệ thuật.
Tác giả Charlotte Aguttes-Reynier (phải) ký tặng độc giả. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Số lượng 319 hình ảnh minh họa, 28 tiểu sử của các sinh viên và giáo viên cùng nhiều tài liệu lưu trữ trở thành nòng cốt cho những luận điểm của bà. Qua đó, độc giả cũng sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm hiếm có của giáo viên và sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Victor Tadieu, Joseph Inguimberty, Alix Aymé, Nguyễn Phan Chánh, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Tô Ngọc Vân...
Tác giả mong muốn có thể làm sáng tỏ những vùng tối che phủ sự phong phú và tầm quan trọng của nền nghệ thuật trong thời kỳ này tại Đông Dương, một bộ phận quan trọng của lịch sử nghệ thuật quốc tế.
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ngày 27/10/1924. Từ thời hiệu trưởng đầu tiên là họa sỹ Victor Tardieu và sau đó là Evariste Jonchère, trường đã trải qua một thời kỳ nghệ thuật vô cùng sôi nổi, khơi nguồn cho sự canh tân nghệ thuật hiện đại Việt Nam.
Buổi lễ ra mắt sách có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, họa sỹ.
Phát biểu tại lễ ra mắt sách, bà Sophie Maysonnave, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam cho rằng Việt Nam và Pháp từng chia sẻ một quá khứ chung, một “duyên phận” mà bất chấp lịch sử thăng trầm vẫn còn đó như một trong những bệ đỡ cho cộng đồng Pháp ngữ và tạo thành sức mạnh liên kết giữa hai quốc gia.
Theo bà Sophie Maysonnave, văn hóa và giáo dục Pháp đã để lại dấu ấn sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Ảnh hưởng đó được thể hiện rõ trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt..., cũng như qua việc thành lập các trường đại học ở Đông Dương, trong đó Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
Ngôi trường này được thành lập sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nghệ sỹ lớn: Họa sỹ Victor Tardieu và họa sỹ Nam Sơn.
Tham tán Pháp khẳng định cuốn sách “Nghệ thuật Hiện đại Đông Dương” là một tác phẩm quý báu, tôn vinh những đóng góp và thành tựu của các giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong quá trình đặt nền móng, xây dựng, phát triển nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Nguồn Vietnam+
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B vừa phúc khảo vở kịch thiếu nhi Thế giới đồ chơi và câu chuyện Chú bé Rồng (tác giả: Vương Huyền Cơ, đạo diễn: Minh Quốc).
Tại vùng cao Bắc Kạn, ở những thôn, bản mù sương xa xôi vẫn còn những người già nặng lòng với chữ Nôm Dao, Nôm Tày. Những nét chữ rồng bay, phượng múa trong những cuốn thư tịch...
Những năm gần đây, sách Tết đã góp thêm phong vị ngày xuân cho mỗi gia đình và trở thành món quà ý nghĩa được đông đảo độc giả đón đợi. Nhiều cuốn sách Tết đã mở ra không gian...
Những quan sát và diễn giải của nhà thơ Jan Wagner về Việt Nam được coi như một lời cảm ơn mà ông dành cho người đọc và vùng đất Việt Nam, nơi làm nên chuyến đi không thể quên của ông.
baophutho.vn Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá,...
Mỗi năm qua đi, đời sống người dân lại có thêm nhiều đổi mới, làng quê như khoác thêm chiếc áo mới nhiều màu sắc, cho tôi thêm tự hào, thêm yêu quý biết bao xóm nhỏ của mình.
Mỗi lần về quê, đoạn đi qua cánh đồng, tôi luôn chạy xe thật chậm. Tôi muốn thu hết vào tầm mắt, ôm hết vào lòng những nhấp nhô cỏ non, những róc rách mương máng, những ngoằn...
Vào một ngày mưa phùn ẩm ướt, tôi bất ngờ nhận được túi bồ kết mẹ gửi qua đường bưu điện. Vậy là lại thêm một mùa bồ kết chín rụng vườn nhà, mẹ chắt chiu từng quả để dành cho...
Ba ấn phẩm xinh xắn gồm “Truyện cổ tích hay nhất về Tết”, “Thơ tết dành cho thiếu nhi” và tập truyện “Tết ấm áp yêu thương” được Đinh Tị Books giới thiệu tới độc giả nhí trước...
baophutho.vn Trong văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay nói về hình ảnh những người chiến sĩ anh dũng chiến đấu chống giặc. Một bài thơ khắc họa rõ nét...