Cập nhật:  GMT+7

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Tạo đồng thuận để phát triển

Tỉnh Phú Thọ đã và đang tập trung triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) một cách nỗ lực, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện (giai đoạn 2019-2021, giai đoạn 2023-2025), tỉnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy rõ vai trò, trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Tạo đồng thuận để phát triển

Một góc huyện NTM Thanh Ba hôm nay.

Kỳ I: Bức tranh mới sau sáp nhập

Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh tổ chức sáp nhập 80 ĐVHC cấp xã thuộc 10 huyện. Sau sáp nhập, các ĐVHC mới đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.

Kinh tế có nhiều bứt phá

Hoàng Cương là xã miền núi thuộc tiểu vùng II của huyện Thanh Ba. Toàn xã có 15 khu dân cư với 2.902 hộ, 10.193 nhân khẩu. Đây là ĐVHC mới được sáp nhập từ 3 xã: Hoàng Cương, Thanh Xá, Yên Nội theo Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 (có hiệu lực ngày 01/1/2020) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

Đồng chí Phạm Đức Dũng - Chủ tịch UBND xã Hoàng Cương cho biết, trước khi sáp nhập, kinh tế - xã hội của cả 3 xã đều gặp phải khó khăn. Trong đó, xã Hoàng Cương có 76% số hộ buôn bán dịch vụ nhưng diện tích đất tự nhiên nhỏ hẹp, chủ yếu là đất thổ cư xen ghép đất ruộng, đất đồi; xã Thanh Xá 100% cư dân làm nông nghiệp, Yên Nội 70% số hộ sản xuất nông nghiệp, 30% đi làm công nhân... Tuy nhiên, chỉ hơn 2 năm sau sáp nhập (tháng 6/2022), được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, huyện và sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, xã Hoàng Cương đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Sau sáp nhập, tình hình kinh tế - xã hội của xã Hoàng Cương khởi sắc rõ nét, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những tín hiệu tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị thu nhập toàn xã ước đạt hơn 296 tỷ đồng, trong đó thương mại - dịch vụ đạt trên 169 tỷ đồng, số còn lại thuộc lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.

“Việc sáp nhập đã tạo động lực cho các khu dân cư có điều kiện trao đổi, học tập lẫn nhau trong phát triển kinh tế. Ví dụ như xã hiện tại có 15 khu dân cư thì từ khu 6 đến khu 10 là của Thanh Xá và Yên Nội (cũ) chủ yếu phát triển nông nghiệp, nay đã học tập khu 1, khu 5 để phát triển dịch vụ. Tư duy làm kinh tế của người dân được thay đổi, nhiều hộ đã phát triển ngành nghề dịch vụ, thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp” - đồng chí Dũng thông tin thêm.

Tương tự với xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba được sáp nhập từ 3 xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Thái Ninh. Sau sáp nhập, tuy còn nhiều khó khăn nhưng được tỉnh, huyện quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ cộng với nỗ lực của cán bộ, Nhân dân trong xã, việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả tích cực, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Cuối năm 2023, thu nhập bình quân của xã đạt gần 46 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,8%.

Đồng chí Nguyễn Kim Chi - TUV, Bí thư Huyện ủy Thanh Ba cho rằng, trong giai đoạn 2019 - 2021, huyện có 4 ĐVHC cấp xã mới trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập từ 12 ĐVHC cũ, giảm 8 ĐVHC cấp xã, từ 27 xuống còn 19 đơn vị. Sau sáp nhập, các ĐVHC cấp xã mới trên địa bàn huyện hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Việc sắp xếp giảm ĐVHC cấp xã giúp tiết kiệm chi ngân sách, tạo nguồn lực đáng kể tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Hạ Hòa là một trong những đơn vị thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã nhiều nhất tỉnh (sắp xếp 19 đơn vị thành 6 đơn vị, giảm 13 đơn vị). Sau sáp nhập, cái được rõ nét nhất là sự chuyển biến về tổ chức và hoạt động, nhận thức, tư duy, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, khả năng quản trị nhân sự, quản lý công việc của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã mới có nhiều chuyển biến, hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã mới đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tin tưởng, đánh giá tích cực.

Sự phát triển mạnh mẽ của các ĐVHC được sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 cùng với những bài học về việc đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương là động lực để tỉnh tiếp tục triển khai một cách hiệu quả công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Tạo đồng thuận để phát triển

Lãnh đạo xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba thăm mô hình trồng rau an toàn của HTX rau an toàn Hoàng Cương.

Hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương, sau sắp xếp, các xã mới có quy mô địa bàn rộng, nhiệm vụ nhiều hơn. Điều này đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các xã mới phải nỗ lực hơn, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đoàn kết thống nhất để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đảm bảo yêu cầu đề ra; vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương vì thế càng được yêu cầu cao hơn.

Tại xã Hoàng Cương, khi 3 xã sáp nhập vào, tổng số có 60 cán bộ, công chức. Lãnh đạo xã phải họp với từng bộ phận để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên từ đơn vị cũ về đơn vị mới, từ đó có định hướng quản lý, phân công công việc cho phù hợp. Sau hơn 1 năm cơ bản tình hình đã ổn định, Nhân dân tin tưởng vào đội ngũ cán bộ xã mới và cách chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương.

Đánh giá về hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở xã Hoàng Cương mới, đồng chí Nguyễn Kim Chi - TUV, Bí thư Huyện ủy Thanh Ba khẳng định, hiện bộ máy chính quyền của xã đoàn kết thống nhất, đi vào hoạt động nền nếp, ổn định, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Xã Hoàng Cương trong hai năm 2021 và 2023 nhận Cờ thi đua của tỉnh.

Theo đồng chí Ngô Đức Thịnh - TUV, Giám đốc Sở Nội vụ, trước đây, toàn tỉnh có 13 huyện, thành phố, thị xã với 277 ĐVHC cấp xã, trong đó có 18 phường và 11 thị trấn. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Trung ương, giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh đã thực hiện sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã thuộc 10 huyện, trong đó 39 xã có 2 tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định sắp xếp với 41 ĐVHC cấp xã khác liền kề. Sau sắp xếp đã giảm 52 đơn vị, trong đó có 51 xã và 1 phường.

“Việc sắp xếp, sáp nhập các ĐVHC cấp xã được Phú Thọ triển khai đồng bộ, nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập đã hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Đây là tiền đề quan trọng, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” - đồng chí Ngô Đức Thịnh khẳng định.

Ngọc Tuấn

Kỳ II: Đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm


Ngọc Tuấn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Phát huy vai trò đảng viên nơi cư trú

Phát huy vai trò đảng viên nơi cư trú
2024-11-21 09:21:00

baophutho.vn Thực hiện Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long