{title}
{publish}
{head}
Thực hiện tiểu dự án 1 của dự án 3 về: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho Nhân dân thuộc Chương trình 1719; nhằm khuyến khích người dân, cộng đồng sinh sống ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia bảo vệ, phát triển rừng, huyện Thanh Sơn được hỗ trợ trên 9 tỉ đồng cho các hộ tham gia bảo vệ rừng.
Tổ bảo vệ rừng cộng đồng xã Yên Lương thường xuyên tuần tra, cảnh báo PCCCR.
Huyện Thanh Sơn hiện có trên 7 nghìn ha rừng tự nhiên được giao khoán cho 265 hộ gia đình và 18 tổ bảo vệ rừng nhận hỗ trợ nằm ở 9 xã: Đông Cửu, Khả Cửu, Thượng Cửu, Tân Minh, Tân Lập, Thắng Sơn, Yên Lương, Yên Lãng, Yên Sơn. Huyện sẽ chi trả 9 tỷ 130 triệu đồng (100% là ngân sách địa phương) cho các hộ nhận khoán, bảo vệ rừng. Đến nay, huyện đã chi trả được trên 4 tỷ 350 triệu đồng. Việc giải ngân thực hiện chi trả hỗ trợ tiền nhân công khoán, bảo vệ rừng thông qua tài khoản của các chủ rừng được mở tại Ngân hàng NN&PTNN (AgriBank) huyện Thanh Sơn.
Việc thực hiện giao khoán, bảo vệ, chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh rừng đã hạn chế được vấn nạn chặt phá rừng trái phép, góp phần duy trì ổn định diện tích rừng được giao khoán; nâng cao đời sống của hộ gia đình nhận khoán, tạo động lực khuyến khích hộ tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng, đồng thời tiết kiệm ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ rừng tại cơ sở. Thông qua việc thực hiện hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng, tình trạng người dân làm nương, khai thác lâm sản trái phép trên đất rừng phòng hộ đã giảm đáng kể. Ngoài ra, từ những khu vực rừng được nhận khoán, người dân đã kết hợp với việc phát triển kinh tế bằng các hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng một số loại cây dược liệu ngắn ngày dưới tán rừng mà không làm ảnh hưởng đến rừng, đem lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình.
Thúy Hằng
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
baophutho.vn Là huyện miền núi của tỉnh, Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đại đa số với phần lớn là dân tộc...
Tại Liên hoan văn nghệ, thể thao dân tộc Mông, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang năm 2024 vừa được tổ chức, ai cũng ấn tượng với tiết mục thổi khèn Mông của ông Lò Văn Tùng, thôn...
baophutho.vn Thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3 của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xã Mỹ Lung huyện Yên...
Đàn đá là nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ thô sơ nhất của loài người, được UNESCO đưa vào danh sách các nhạc cụ trong “Không gian văn hóa...
baophutho.vn Thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về: Bảo tồn và phát huy giá...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là...
Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần...
baophutho.vn Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được...
Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều...