{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, BĐBP Long An đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng trên khu vực biên giới, tổ chức thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; phong trào thi đua “BĐBP Long An chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cùng với đó, triển khai nhiều chương trình, mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần cùng chính quyền địa phương giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định cuộc sống trên địa bàn khu vực biên giới.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây thường xuyên đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền, gạo cho cụ Đặt có cuộc sống tốt hơn. Ảnh: Lê Khoa
Thượng tá Lê Văn Hoàng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Long An cho biết: "Địa bàn biên giới tỉnh Long An gồm 20 xã thuộc huyện, thị xã biên giới. Đường biên giới tiếp ráp với tỉnh Svay Rieng và Pray Veng, Vương quốc Campuchia. Đời sống của nhân dân trên khu vực biên giới cơ bản ổn định, an tâm lao động sản xuất, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trình độ dân trí ở một số địa phương còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh.
Với trách nhiệm của người lính quân hàm xanh, những năm qua, BĐBP Long An đã có nhiều cố gắng, phối hợp với các cấp, các ngành địa phương thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên khu vực biên giới, nổi bật như: Mô hình “Mỗi tuần một địa chỉ”, “Hũ gạo tình thương”, “Cháo nghĩa tình”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng“, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường”...".
Theo giới thiệu của Thượng tá Hoàng, chúng tôi đã có mặt tại địa bàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Tại đây, chúng tôi được Trung tá Nguyễn Minh Lợi, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây trực tiếp đưa xuống địa bàn gặp gỡ người dân. Trên đường đi, Trung tá Lợi cho biết: Đơn vị được giao quản lý địa bàn 2 xã Mỹ Quý Tây và Mỹ Quý Đông thuộc huyện Đức Huệ. Trên địa bàn còn có những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, từ đó, những năm qua, đơn vị đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, mô hình giúp dân ổn định cuộc sống và nhận đỡ đầu hỗ trợ người già neo đơn, các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong đó, thực hiện mô hình hỗ trợ, chăm sóc “Người cao tuổi”, bắt đầu từ tháng 1/2024, đơn vị nhận chăm sóc 2 cụ già có hoàn cảnh khó khăn là cụ Huỳnh Thị Non (ngụ tại ấp 5, xã Mỹ Quý Đông) và cụ Phan Thị Đặt (ấp 4, xã Mỹ Quý Tây) mỗi tháng 500.000 đồng/người.
Ngoài ra, thực hiện Chương trình “Hũ gạo tình thương”, trong 10 tháng của năm 2024, đơn vị phối hợp với chính quyền 2 xã Mỹ Quý Đông và xã Mỹ Quý Tây trao hỗ trợ 360kg gạo cho 24 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi đến trong chuyến công tác này là nhà cụ bà Phan Thị Đặt. Cụ Đặt năm nay 85 tuổi, không có chồng con, do tuổi già, sức khỏe yếu nên lúc nhớ, lúc quên. Hiện, cụ sống một mình trong căn nhà tạm làm bằng khung cây gỗ bắn tôn xung quanh đã siêu vẹo. Cuộc sống hàng ngày cơ bản nhờ trợ cấp của xã và sự giúp đỡ của xóm giềng xung quanh.
Thấu hiểu hoàn cảnh của cụ Đặt, từ đầu năm 2024, Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây nhận hỗ trợ cụ Đặt mỗi tháng 500.000 đồng và thi thoảng, anh em ở đơn vị còn hỗ trợ thêm các nhu yếu phẩm, gạo để cụ Đặt có cuộc sống tốt hơn. Hàng xóm của cụ Đặt cho biết, tuổi cao, lại ở một mình nên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây và cán bộ ấp thường hay đến thăm hỏi và giúp cụ những việc vặt trong nhà. Mỗi lần ghé thăm là cụ Đặt vui và như khỏe hẳn lên.
Ông Võ Thành Sơn, Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng ấp 4, xã Mỹ Quý Tây cho biết: Ấp 4 có 1.079 hộ, nhưng thực tế chỉ còn 859 hộ ở tại địa phương, còn lại đã đi làm ăn xa; hộ nghèo của ấp còn 7 hộ, cận nghèo còn 22 hộ. Thời gian qua, nhờ có các mô hình, chương trình và những việc làm của Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, BĐBP Long An đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, gắn kết tình nghĩa quân - dân nơi biên giới. Các chương trình này đã giúp đỡ những người dân nghèo khó, người già neo đơn, gia đình chính sách ở vùng biên giới giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, trong đó có cụ Đặt.
Ngoài chăm lo cho người già neo đơn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây còn tích cực chăm lo cho các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn. Trường hợp của em Lê Nguyễn Cát Tường là một điển hình. Năm nay Cát Tường 13 tuổi, học sinh lớp 7A3, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Mỹ Quý. Mồ côi cha mẹ từ lúc mới 25 ngày tuổi, em lớn lên trong tình yêu thương của ông bà nội. Hoàn cảnh ông bà nội cũng khó khăn và phụ thuộc vào ít đồng ruộng.
Trung tá Nguyễn Minh Lợi thăm, tặng quà em Lê Nguyễn Cát Tường. Ảnh: Lê Khoa
Giảm bớt gánh nặng cho ông bà nội, Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây đã nhận Cát Tường làm con nuôi của đơn vị, nhưng vẫn để em ở nhà cùng ông bà nội. Mỗi ngày đi học về, Cát Tường phụ giúp ông bà những việc vặt trong nhà và cứ vài ngày, Trung úy Nguyễn Thành Phú, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng của đơn vị lại đến thăm, nhắc nhở việc học tập của Cát Tường. Ngoài số tiền hỗ trợ hàng tháng theo quy định, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn trích thêm phần kinh phí từ tăng gia sản xuất để mua đồ dùng học tập, quần áo cho Cát Tường.
Được biết, ngoài em Cát Tường, hiện, Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây đã nhận và hỗ trợ 7 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo Chương trình ”Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng”, trong đó có 3 em là người Campuchia.
Trung tá Nguyễn Minh Lợi cho biết thêm: Ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, đơn vị đã triển khai và phối hợp với địa phương, vận động các nhà hảo tâm thực hiện hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn đóng quân của đơn vị vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn như cụ Đặt, hoặc những mảnh đời bất hạnh như em Cát Tường, nhưng với tấm lòng nhường cơm, sẻ áo, “lá lành đùm lá rách” của những người lính quân hàm xanh và cộng đồng xã hội, chắc chắn họ sẽ ấm lòng khi có sự sẻ chia.
Và trên thực tế, sự sẻ chia ấy của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây đang lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, để ngày càng có nhiều ước mơ trở thành hiện thực, nhiều hoàn cảnh không còn cô đơn, đúng nghĩa với khẩu hiệu hành động: “BĐBP chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Lê Khoa/Báo Biên Phòng
baophutho.vn Để hưởng ứng chương trình “Xuân biên giới - Tết hải đảo" năm 2025, các trường trên địa bàn tỉnh đã đã tích cực tuyên truyền, vận động các em...
“Là học sinh nhưng chúng em luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Tham gia Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”, chúng em rất hào hứng vì được nâng cao kiến...
Việt Nam và Nhật Bản vừa ký kết và trao đổi công hàm về việc phía Nhật Bản sẽ cung cấp trang thiết bị rà phá bom mìn cho Việt Nam trị giá 500 triệu yên trong khuôn khổ hợp tác...
baophutho.vn Ngày 25/12, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ Tự vệ năm 2025 và Tổng kết công tác Tự vệ cơ quan, tổ chức trực thuộc Bộ CHQS tỉnh...
baophutho.vn Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 27/6/2024, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Để nâng...
Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Thơm, BĐBP Điện Biên mang lợn giống trên tặng cho hộ nghèo đã khá quen thuộc với người dân ở xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện...
Thủ tướng yêu cầu thường xuyên, liên tục tổ chức kiểm tra về PCCC với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết sắp tới; xử lý nghiêm vi phạm về...
Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều...
baophutho.vn Ngay từ sáng sớm 22/12, hàng nghìn người dân từ nhiều địa phương trên cả nước đã đổ về khu vực Sân bay Gia Lâm (TP Hà Nội) xếp hàng đợi vào...
baophutho.vn Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bằng tài năng, trí tuệ, lòng dũng...