Cập nhật:  GMT+7

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Chiều 24/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian qua, nhiệm vụ thời gian tới.

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia phát biểu kết luận tại phiên họp.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 xã, phường, đặc thù trên cả nước.

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ có các đồng chí: Thiếu tướng Trần Văn Bắc, Tư lệnh Quân khu II; Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Cùng dự tại điểm cầu tỉnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ - Phó Trưởng Ban Thường trực; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Đình Cương - Phó Trưởng Ban...

Tại phiên họp, các đại biểu nghe công bố Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 23/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại 3 Ban Chỉ đạo (gồm Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) thành Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Thiếu tướng Trần Văn Bắc, Tư lệnh Quân khu II và đồng chí Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - PCTT&TKCN tỉnh chủ trì điểm cầu tỉnh Phú Thọ.

Theo Quyết định số 1585/QĐ-TTg, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước; trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các bộ, ngành Trung ương và Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh.

Theo báo cáo, từ đầu năm 2025 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước, làm 114 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính trên 553 tỷ đồng.

Trước diễn biến thiên tai cực đoan, khốc liệt, cả hệ thống chính trị, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các lực lượng đã vào cuộc và phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là sự chủ động của người dân và các cấp chính quyền cơ sở.

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 xã, phường, đặc thù trên cả nước.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa với phương châm chỉ đạo “chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất”; công tác khắc phục hậu quả được thực hiện với tinh thần đại đoàn kết, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”...

Đối với tỉnh Phú Thọ, những tháng đầu năm 2025 đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng; cùng với đó là mưa dông, lốc, mưa lớn bất thường và cục bộ đã gây ra những thiệt hại ở nhiều địa phương. Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chủ động kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức khắc phục sự cố và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - PCTT&TKCN tỉnh Phú Thọ dự phiên họp tại điểm cầu UBND tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, thay mặt Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân, gia đình người bị nạn do thiên tai, đặc biệt là thân nhân, gia đình các nạn nhân thiệt mạng, mất tích trong vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 (Hạ Long, Quảng Ninh) và trong cơn bão số 3 những ngày qua.

Thủ tướng cũng chia sẻ nỗi đau, sự mất mát, thiệt hại to lớn về tài sản đối với nhân dân các xã miền núi tại tỉnh Nghệ An đang hứng chịu bởi đợt lũ lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão...

Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng mà phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hướng tới là triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai. Theo Thủ tướng, đây là nội dung phòng thủ đặc biệt, vì Việt Nam có địa hình trải dài, thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai.

Từ yêu cầu thực tiễn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Trong hoạt động phòng thủ dân sự phải tuân thủ nguyên tắc “3 phải”: phòng ngừa phải từ sớm, từ xa, từ khi chưa xảy ra sự số; ứng phó phải bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, an toàn, hiệu quả; khắc phục phải chung tay, cơ bản, toàn dân, toàn diện, toàn phần.

Thủ tướng lưu ý thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, tần suất và thiệt hại gia tăng dù chưa vào chính mùa. Do đó, công tác ứng phó và khắc phục hậ u quả tại địa phương cần chủ động, linh hoạt hơn để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Đặc biệt, phải chuyển đổi tư duy từ bị động sang chủ động ứng phó, lấy con người làm trung tâm chủ thể; xây dựng xã, phường, đặc khu là pháo đài phòng, chống thiên tai.

Thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống thiên tai

Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu UBND tỉnh Phú Thọ.

Cùng với đó, tập trung hoàn thiện bộ máy phòng thủ dân sự ở từng cấp, ngành; hoàn thiện thể chế phù hợp, hiệu quả trước tình hình mới; huy động các nguồn lực tạo đột phá về năng lực dự báo, năng lực ứng phó và năng lực khắc phục hậu quả.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, Chính Phủ về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Theo dõi nắm chắc tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn; kịp thời tham mưu, đề xuất điều động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống, không để bị động bất ngờ, không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Thủ tướng Chính giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp, ngành, địa phương trong thực hiện phòng thủ dân sự theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời nhấn mạnh chủ trương phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát khi thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, trong phân công, phân nhiệm phải bảo đảm “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền và rõ kết quả ở cả Trung ương và địa phương. Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai; tập huấn cho các lực lượng, đặc biệt là cấp xã và sự phối hợp giữa lực lượng quân đội, công an khi không còn công an cấp huyện, không còn Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện.

Đinh Vũ


Đinh Vũ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành

Xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành
2025-07-24 15:58:00

baophutho.vn Ngày 24/7, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ đã ra thông báo về kế hoạch vận hành xã lũ Hồ chứa...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long