Cập nhật:  GMT+7

Trị “bệnh”... nói nhiều, làm ít!

Có thể nhận định, nguyên nhân sâu xa của “bệnh” nói nhiều, làm ít là chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, lười biếng, hình thức, vô cảm, vô trách nhiệm. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra bệnh quan liêu. Kềnh càng. Kiêu ngạo”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng cũng đề cập rõ nét những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, trong đó có nói không đi đôi với làm, hứa nhiều, làm ít, nói một đằng, làm một nẻo...

Trong thực tế, nói bao giờ cũng dễ hơn làm, nhưng thường là nói suông, “nói vuốt đuôi”, “nói cho có” còn để “nói cho hay”, “nói cho trúng”, “nói để cho người ta nghe”, “nói có trọng lượng” thì không hề đơn giản chút nào vì vấn đề này liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn... Nhiều cán bộ, đảng viên thường ngộ nhận “nói là làm”, lấy “nói” thay cho “làm” mà không hiểu rằng để “nói một” thì phải “làm mười”, nói mà không làm, nói không phải là kết quả của làm thì trở nên “nói nhiều”, vô bổ, thậm chí tai hại, dài dòng, gây khó chịu, phản cảm cho người nghe!

Nói nhiều làm ít chỉ là biểu hiện bề ngoài, “gốc bệnh” cần phải chạy chữa như Bác Hồ đã chỉ ra là chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, kiêu ngạo, bệnh hình thức. Vì vậy, phải thấm nhuần lời dạy của Bác, cán bộ là đầy tớ của Nhân dân nên “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. “Nói nhiều, làm ít” là có hại cho dân, cho nước, cần phải tích cực đấu tranh khắc phục. “Nói nhiều, làm ít” khiến cho quần chúng không nể phục và có hại nhiều hơn, dẫn đến mất lòng tin của Nhân dân, của cán bộ, đảng viên...

Trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nêu rõ, một trong những trường hợp phải kiên quyết cảnh giác, không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khi đã mắc các khuyết điểm: “Nói nhiều, làm ít, nói không đi đôi với làm”. Điều này cần phải đặc biệt lưu tâm khi chúng ta đang tích cực chuẩn bị nhân sự quan trọng cho đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Chúng ta đã thấy rõ sự nguy hại của “bệnh” nói nhiều, làm ít, thậm chí nói không đi đôi với làm trong không ít cán bộ, đảng viên hiện nay. Trị “căn bệnh” này, lý luận đã chỉ rõ, thực tiễn đã chứng minh. Tuy nhiên, thực tế cũng đã khẳng định, chỉ có nói ít, làm nhiều, nói đi đôi với làm, nói chất lượng làm hiệu quả mới là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” nói nhiều, làm ít, từ đó củng cố niềm tin của Nhân dân và cán bộ, đảng viên. Các chi, đảng bộ cần nhận diện “căn bệnh” này từ sớm trong cấp ủy, đảng viên để... “bốc thuốc”, “chẩn trị” cho hữu hiệu!

Minh Tự


Minh Tự

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Chống lãng phí phải ngay từ trong nhận thức

Chống lãng phí phải ngay từ trong nhận thức
2024-10-21 09:47:00

baophutho.vn Chúng ta đều biết, lãng phí là “căn bệnh” nguy hiểm, nó diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều “biến thể”, dạng thức khác nhau, gây ra nhiều hệ lụy...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long