{title}
{publish}
{head}
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, tỷ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức cao bởi tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều gia đình nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
“Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” của Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực cho thành viên.
Để từng bước xoá bỏ định kiến về giới, thời gian qua Ban điều hành Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Tân Sơn đã chỉ đạo triển khai thực hiện tại 83 thôn đặc biệt khó khăn của 17 xã trên địa bàn.
Mục tiêu của Dự án 8 là nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại vùng đặc biệt khó khăn. Đối tượng thụ hưởng của dự án là phụ nữ và trẻ em tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn (lấy chồng nước ngoài trở về), phụ nữ khuyết tật...
Đồng chí Đinh Thị Thu Hiền - Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án 8 đối với phụ nữ trẻ em dân tộc thiểu số, Ban điều hành dự án xây dựng kế hoạch theo từng năm; đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã; hướng dẫn thành lập và vận hành mô hình Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, Tổ truyền thông cộng đồng, “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi”. Đồng thời Ban điều hành Dự án 8 tăng cường hướng dẫn các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn chủ động, linh hoạt tổ chức triển khai các nội dung, hoạt động của Dự án 8 theo kế hoạch.
Theo đó, năm 2024, huyện Tân Sơn đã thành lập, duy trì hoạt động của 68 tổ truyền thông cộng; hỗ trợ thành lập 3 tổ, nhóm sinh kế (chế biến chè tại khu Bông 1 xã Long Cốc; tổ liên kết nấu rượu men lá tại khu Ú, xã Thu Cúc; Mật ong thiên nhiên Mường Vác, xóm Bình, Mỹ Thuận đạt sản phẩm OCOP 3 sao); củng cố, nâng cao chất lượng 5 địa chỉ tin cậy cộng đồng; thành lập mới nâng cao năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động 18 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi; tổ chức 24 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản; 10 cuộc tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ thôn, bản; 80 hội nghị truyền thông nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ định kiến khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em ...
Các hội viên trong Tổ truyền thông cộng đồng tham gia Hội thi tuyên truyền xoá bỏ tập tục văn hoá lạc hậu, có hại.
Qua 3 năm thực hiện, các hoạt động của Dự án 8 cơ bản đã bám sát yêu cầu định hướng nội dung của Chương trình, vừa mang tính toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các mô hình, hoạt động của Dự án được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới, trao cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái được khẳng định vai trò trong gia đình và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Để triển khai hiệu quả các nội dung, chỉ tiêu của Dự án 8 trong năm 2025, các cấp Hội LHPN huyện Tân Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng trên các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp; tổ chức các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Thúy Hằng
baophutho.vn Thực hiện các nội dung hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Liện...
baophutho.vn Nguyên là cán bộ công an về nghỉ hưu, được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư chi bộ hơn chục năm, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lại được bà con tin...
baophutho.vn Ngày 13/12/2024, Ban điều hành Dự án 8 huyện Tân Sơn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ...
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ...
Xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có trên 98% đồng bào Thái sinh sống ở 5 bản. Địa bàn cư trú nơi ngã ba sông gồm: sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, cuộc sống của...
Múa Tắc xình là một nghi thức tâm linh quan trọng trong lễ hội Cầu Mùa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, được bảo lưu, gìn giữ từ bao đời nay. Với những giá trị to lớn của...
baophutho.vn Thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Liên...
baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn...
baophutho.vn Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trước hết là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để đồng bào “an...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện tổ chức 12 lớp tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”...
baophutho.vn Phú Thọ có 5 huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) với 26 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 27 xã khu vực I...