
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnMười năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; sự nỗ lực của cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tỉnh Phú Thọ, công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trên địa bàn có chuyển biến tích cực, đóng góp vào thành công chung trong lĩnh vực nội chính, PCTNTC trên cả nước. Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, nổi bật trong công tác của Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ cần được chú ý, có thể nhân rộng và phát huy trên toàn quốc. Cụ thể:
Ban Nội chính Tỉnh ủy thường xuyên phân công cán bộ dự các buổi giao ban Khối Nội chính cấp huyện nhằm nắm bắt tình hình, cho ý kiến chỉ đạo đối với lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
Một là chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực nội chính và PCTN có trọng tâm, trọng điểm
Xuất phát từ nhận thức kiểm tra, giám sát trực tiếp góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là góp phần phòng ngừa, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu những hành vi sai phạm, tiêu cực nên ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và tập trung thực hiện.Trong 10 năm, Ban đã triển khai 38 cuộc kiểm tra, giám sát, tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm và được cho là có nguy cơ phát sinh nhiều sai phạm, tiêu cực, tham nhũng như: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị của Viện KSND hai cấp; hoạt động của ngân hàng thương mại; việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh; công tác thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, tạm giam, tạm giữ, hoãn, miễn thi hành án; công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án [1]…
Qua kiểm tra, giám sát đã kiến nghị chấn chỉnh một số sai phạm, tồn tại của cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kiến nghị xử lý một số vụ việc có dấu hiệu tội phạm như: Xử lý cán bộ tín dụng liên quan đến thẩm định giá trị tài sản thế chấp; xử lý đối tượng tự ý bán tài sản bảo đảm; xử lý cán bộ cố ý làm trái các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là hành vi lập khống chứng từ đất đai để nhận tiền bồi thường trái quy định; kiến nghị Đoàn luật sư tỉnh và Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp, chủ động theo dõi, kiểm tra hoạt động của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trên địa bàn tỉnh…
Kinh nghiệm và cách làm hay trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Nội chính Tỉnh ủy là: Thứ nhất, hằng năm đều tham mưu thực hiện Chương trình kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các kết luận giám sát của HĐND tỉnh và các kết luận kiểm tra, giám sát của tỉnh đối với một số cấp ủy trên địa bàn. Chủ động phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát. Thứ hai, xây dựng nội dung chương trình có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đúng, trúng nội dung tham mưu kiểm tra, giám sát, gắn với phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thứ ba, quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện đúng Quy định, hướng dẫn của Trung ương về kiểm tra, giám sát (Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, thay thế Quy định 30-QĐ/TW và Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW). Thứ tư, tham mưu thành lập các Đoàn kiểm tra bảo đảm thành phần, đáp ứng được chất lượng, chuyên môn, kinh nghiệm trong từng lĩnh vực; phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm đối với các thành viên trong Đoàn kiểm tra.Thứ năm, Ban đã ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát về lĩnh vực nội chính và PCTNTC. Một số nội dung, chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ được tổng kết, đúc rút thành bài học kinh nghiệm và phổ biến thực hiện trên phạm vi toàn quốc.Thứ sáu, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thông báo, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh đối với các tổ chức đảng sau khi được kiểm tra, giám sát nhằm lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục triệt để những khuyết điểm, yếu kém đã được chỉ ra.
Hai là chủ động, sáng tạo, linh hoạt đề xuất triển khai các nhóm nhiệm vụ công tác nội chính Đảng
Ban đã chủ trì tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo về công tác nội chính, PCTNTC và cải cách tư pháp (CCTP). Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt, kịp thời thông tin tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, hoạt động của khối các cơ quan nội chính phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Đặc biệt, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã đề xuất ký kết và thực hiện 10 Quy chế phối hợp; tham mưu tổ chức 38 hội nghị giao ban khối nội chính và các Ban Chỉ đạo; đề xuất ban hành năm Chỉ thị lãnh đạo công tác nội chính và PCTN cùng nhiều Kế hoạch thực hiện các chỉ thị của Trung ương [2]; sơ kết, tổng kết hai nghị quyết, tám Chỉ thị [3]; thẩm định nhiều văn bản, đề án quan trọng trong lĩnh vực nội chính, PCTNTC; kịp thời đề xuất cấp ủy định hướng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan nội chính...
Ba là, chủ động, kịp thời phát hiện và tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp
Ban đã theo dõi trên 150 vụ án có cán bộ, đảng viên phạm tội; tham mưu, đề xuất đường lối xử lý trên 30 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; đặc biệt, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo. Đây là vụ án có quy mô lớn trên cả nước với tính chất nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, trong đó có một số bị cáo từng giữ chức vụ cao trong cơ quan bảo vệ pháp luật được đưa ra xét xử, thể hiện sự quyết liệt trong công cuộc đấu tranh PCTN mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện.
Vì vậy, ngay khi kết thúc giai đoạn một và triển khai giai đoạn hai của vụ án, các cơ quan tố tụng đã khởi tố hơn 150 bị can, tịch thu gần 2.000 tỉ đồng.
Ngoài vụ án nổi bật trên, trong năm 2021, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã phối hợp, tham mưu đề xuất xử lý 02 vụ án, vụ việc (vụ án “Trốn thuế” và “Mua bán trái phép hóa đơn” đối với 11 bị cáo, trong đó có bị cáo người nước ngoài; vụ việc “Thư ngỏ” của một số hợp tác xã dịch vụ điện năng). Quá trình nghiên cứu, tham mưu, Ban Nội chính đã ban hành báo cáo tổng thể giải quyết vụ án, vụ việc; phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy bố trí lịch họp để Thường trực Tỉnh ủy chủ trì, trực tiếp nghe cấp ủy ba cơ quan tố tụng cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác báo cáo; đồng thời tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan nội chính đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy phương án giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định. Năm 2022, Ban đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng trong giải quyết, xử lý vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với một bị can; tham mưu năm văn bản chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan khối nội chính đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm theo quy định. Đến nay, bị can đã thừa nhận hành vi phạm tội và tự nguyện khắc phục hậu quả, nộp lại số tiền 2,218 tỉ đồng.
Bốn là, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng quy định, kịp thời chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Phát huy tốt vai trò cơ quan Thường trực hai Ban Chỉ đạo (PCTNTC và CCTP), 10 năm qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tiếp nhận, xử lý trên 2.500 lượt đơn thư các loại; phối hợp duy trì thực hiện tốt công tác tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng các cấp, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn và giúp đồng chí Bí thư cấp ủy tiếp công dân theo đúng Quy định 11-Qđi/TW của Bộ Chính trị; tham mưu thực hiện tốt “Quy chế về trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Kinh nghiệm và cách làm hay trong công tác này là trên cơ sở Quy chế phối hợp đã ký kết với Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Quân sự tỉnh, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, các huyện, thành, thị ủy…
Ban đã thường xuyên trao đổi thông tin, đề nghị cung cấp tài liệu; hàng tháng đều chủ trì, phối hợp với các Văn phòng (Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh) rà soát việc thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư để kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền định hướng chỉ đạo giải quyết hoặc kịp thời chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Qua đó, kịp thời xử lý, giải quyết có hiệu quả các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, ngăn chặn kịp thời hoạt động của các đối tượng có biểu hiện gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Việc theo dõi, đôn đốc kết quả giải quyết đơn thư cũng được Ban chủ động thực hiện.
Đặc biệt, khi tiếp nhận những đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đơn thư tố cáo cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã chủ động nghiên cứu, xác minh, nắm chắc tình hình, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh hướng chỉ đạo xử lý theo quy định.
Tựu trung lại, Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tích cực, kịp thời, phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về công tác nội chính, PCTNTC và CCTP; Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh; Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo CCTP của Tỉnh ủy. Trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác nội chính, PCTNTC và CCTP; tiếp tục thực hiện các Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Những hoạt động trọng tâm mà Ban Nội chính Tỉnh ủy chú trọng thực hiện là: Chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các Ban Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực, địa bàn, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội ở địa phương. Tham mưu chỉ đạo tháo gỡ các khâu yếu, việc khó, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Kiểm tra, thanh tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp, người dân vì “tham nhũng vặt” có tác động lớn và trực tiếp đến người dân; điều này phục vụ đắc lực cho chủ trương của Đảng là “kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng bộ, chính quyền địa phương. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh đẩy mạnh chống tiêu cực bên cạnh tham nhũng, gắn đấu tranh PCTN với phòng, chống tiêu cực, nhất là các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị tại địa phương. Kiên quyết đấu tranh, xóa bỏ tình trạng nể nang, né tránh, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm ràng buộc lẫn nhau ở một số nơi đang là rào cản lớn trong PCTNTC ở một số địa phương hiện nay.
[1]. Điển hình là năm 2013 phối hợp với VKSND tỉnh kiểm tra, nắm tình hình, kết quả ban hành kháng nghị và thực hiện các kháng nghị, kiến nghị của VKSND hai cấp; phối hợp với Công an tỉnh, VKSND tỉnh kiểm tra, nắm tình hình xử lý nợ xấu và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Năm 2014 phối hợp với Công an tỉnh, VKSND tỉnh kiểm tra công tác PCTN trong lĩnh vực thu đối với cơ quan thuế; phối hợp với VKSND tỉnh kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Năm 2015 phối hợp với TAND tỉnh, Công an tỉnh, VKSND tỉnh kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội trong ba năm (2011-2014) với các cơ quan thanh tra; năm 2020 kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản… [2] Như Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 10/01/2014 về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 21/01/2014 về tăng cường sự lãnh đạo công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, công tác thi hành án dân sự, hình sự; Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 07/3/2016 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện một số Bộ luật, Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII; Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 07/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế… [3] Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng… |
Nguyễn Xuân Trường
Vụ trưởng, Ban Nội chính Trung ương
baophutho.vn Sau 3 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính...
baophutho.vn Có thể khẳng định, việc bồi đắp niềm tin cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính...
baophutho.vn Thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Quy định số 183-QĐ/TW ngày 8/4/2013 của Ban Bí thư Trung ương...
baophutho.vn Sáng 28/6, đồng chí Nguyễn Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho các đảng viên lão thành...
baophutho.vn Những năm qua, xác định công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng là nhiệm vụ quan trọng, phải triển khai thực hiện thường xuyên nên...
baophutho.vn Với 571 đảng viên sinh hoạt tại 18 chi bộ, những năm qua, Đảng bộ thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao đã tập trung đổi mới, nâng cao năng lực...
baophutho.vn Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn hăng hái thi đua, mạnh dạn...
baophutho.vn Một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Để có được điều đó, các tổ chức...
baophutho.vn Trong những năm qua, đặc biệt là cách đây tròn một thập niên, khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập, trực thuộc...
baophutho.vn Ngày 22/6, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Báo...
baophutho.vn Trực thuộc Đảng bộ xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, những năm qua, Chi bộ Đền Vọng luôn lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể thực hiện...
baophutho.vn Ngày 19/6 vừa qua, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã tổ chức...