
{title}
{publish}
{head}
Lá trầu không rất phổ biến ở nước ta. Đây là loại thảo mộc không chỉ gắn liền với phong tục ăn trầu mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Lá trầu không giúp giảm đau đầu
Lá trầu có thể có tác dụng giảm đau và làm mát, được sử dụng để làm dịu cơn đau đầu. Để xác định lá trầu ảnh hưởng đến chứng đau đầu như thế nào, cần có thêm nhiều nghiên cứu trên cả người và động vật. Tuy nhiên, hãy đi khám nếu bạn bị đau đầu dai dẳng hoặc đau dữ dội.
2. Giảm căng thẳng và lo âu
Lá trầu không là phương pháp điều trị tự nhiên cho chứng lo âu và trầm cảm nhờ đặc tính kích thích nhẹ, giúp giảm căng thẳng, nâng cao tâm trạng và tăng cường sự minh mẫn cho tinh thần.
3. Hỗ trợ sức khỏe hô hấp
Lá trầu có đặc tính chống viêm mạnh, hỗ trợ làm sạch hệ hô hấp khỏi chất nhầy. Theo các nghiên cứu, lá trầu không có thể giúp điều trị viêm phế quản, cảm lạnh, ho và hen suyễn...
Có nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng lá trầu điều trị ho và cảm lạnh. Để điều trị cảm lạnh hoặc ho, hãy ngâm một lá trầu đã nghiền nát trong dầu mù tạt nóng và đắp lên ngực. Xay một vài lá trầu để chiết xuất nước ép, sau đó trộn chúng với một thìa mật ong với hai thìa nước ép, uống hai lần một ngày, tốt nhất là nửa giờ sau khi ăn.
4. Tăng cường tiêu hóa
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sau một bữa ăn no, mọi người lại nhai lá trầu không? Điều này là do lá trầu có đặc tính chống đầy hơi, bảo vệ ruột khiến nó trở thành một chất bổ sung được khuyến nghị giúp tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy lưu thông, hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu của ruột.
5. Tính chất kháng nấm và sát trùng
Lá trầu không được biết đến như một loại cây thuốc truyền thống có chứa các hợp chất polyphenol như tannin và flavonoid. Tannin và flavonoid là các hợp chất phenolic có đặc tính ức chế kháng nấm và kháng khuẩn.
Lá trầu không cũng thường được dùng để điều trị viêm khớp, kháng nấm. Đắp bột lá trầu không giúp loại bỏ nhiễm trùng nấm ở vùng bị ảnh hưởng.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Người bệnh nữ (68 tuổi) ở Việt Trì, bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona. Người bệnh đi khám thì phát hiện có khối bất thường kích thước lớn ở tim bên phải.
baophutho.vn Nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng và việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các địa phương trên địa...
Chế độ ăn cho trẻ bị hẹp đường mật bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển và quản lý các biến chứng của bệnh.
Đối với người mắc hội chứng đầu cổ không có một chế độ ăn đặc biệt nào được khuyến nghị cụ thể. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp ích trong một số trường hợp,...
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng...
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Chế độ ăn hỗ trợ quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức. Việc cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm, tái tạo mô...
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất và lành mạnh có thể góp phần duy trì thị lực tốt. Người bị loạn thị cần có chế độ ăn uống phù hợp để làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện...
Kén ăn là một phần bình thường trong quá trình phát triển của nhiều trẻ em nhưng đây lại là vấn đề đối với các bậc cha mẹ muốn đảm bảo con mình có đủ dinh dưỡng.
Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Trong số các biện pháp hỗ trợ điều hòa huyết áp, nhân sâm là một dược liệu quý...
Đậu bắp là một loại thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn...