
{title}
{publish}
{head}
Trái cây từ lâu đã được xem là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Không chỉ mang lại nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, trái cây còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật, tăng cường đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn trái cây sao cho đúng, đặc biệt là việc lựa chọn thời điểm ăn sao cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Trái cây – "người bạn vàng" cho sức khỏe
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng mỗi người nên bổ sung từ 200-300g trái cây mỗi ngày. Trái cây chứa nhiều loại vitamin thiết yếu như A, C, E, nhóm B, cùng các khoáng chất như kali, magie, sắt... Không chỉ vậy, lượng chất xơ trong trái cây cũng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hạn chế táo bón, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trái cây chứa nhiều loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Ảnh Thu Trang.
Một số loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, dâu tây, lựu còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, góp phần làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm viêm và tăng cường miễn dịch. Vì vậy, đưa trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những cách đơn giản và tự nhiên để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Ăn trái cây không đúng thời điểm – lợi bất cập hại
Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng ăn trái cây không đúng thời điểm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nhiều người có thói quen ăn trái cây ngay sau bữa cơm để “tráng miệng”, tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Lý do là vì sau bữa ăn chính, dạ dày đang bận tiêu hóa thức ăn, nếu tiếp tục đưa thêm trái cây vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Trái cây có thể bị giữ lại lâu hơn trong dạ dày, gây lên men, sinh hơi, đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt với những người có tiền sử trào ngược dạ dày - thực quản hoặc viêm loét dạ dày, việc ăn trái cây ngay sau bữa cơm có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, một số loại trái cây có vị chua như cam, quýt, dứa... nếu ăn vào lúc dạ dày đang chứa đầy thức ăn cũng có thể kích thích tiết axit, dẫn đến khó chịu vùng thượng vị.
Vậy khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn trái cây?
Các chuyên gia dinh dưỡng đồng thuận rằng: thời điểm lý tưởng để ăn trái cây là giữa hai bữa ăn chính, tức là khoảng 1–2 tiếng sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa, hoặc khoảng 1 giờ trước bữa ăn kế tiếp. Khi dạ dày không quá đầy cũng không quá rỗng, trái cây sẽ được tiêu hóa và hấp thụ tối ưu nhất.
Ngoài ra, nếu muốn ăn trái cây khi đói (tức trước bữa ăn chính), bạn có thể lựa chọn các loại có chỉ số đường huyết (GI) thấp và hàm lượng axit vừa phải như táo, lê, chuối chín, đu đủ chín, bơ... Những loại trái cây này không gây kích ứng dạ dày, đồng thời cung cấp năng lượng nhẹ nhàng để khởi động hệ tiêu hóa.
Tránh ăn trái cây ngay trước khi đi ngủ, vì có thể gây đầy bụng, rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là các loại nhiều đường như nho, xoài, sầu riêng.
Thời điểm lý tưởng để ăn trái cây là giữa hai bữa ăn chính.
Lưu ý đặc biệt với một số nhóm đối tượng
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn loại trái cây và thời điểm ăn là vô cùng quan trọng. Nên ưu tiên trái cây tươi, ít ngọt như bưởi, dâu tây, táo xanh, lê, thanh long... Ăn với lượng vừa phải, chia nhỏ nhiều lần trong ngày và tuyệt đối tránh trái cây sấy khô, nước ép đóng hộp vì có lượng đường cao.
Phụ nữ mang thai có thể ăn trái cây vào buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn để bổ sung vitamin và chất xơ. Tuy nhiên nên tránh các loại trái cây chứa bromelain (như dứa chưa chín) trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì có thể gây co bóp tử cung. Ngoài ra, cần rửa sạch kỹ trái cây, tránh ăn loại trái cây ngâm thuốc bảo quản hoặc để quá lâu.
Người mắc bệnh thận cần thận trọng với các loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, cam, dưa hấu... vì có thể làm tăng kali máu. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để được chỉ định cụ thể tùy theo mức độ suy thận.
Như vậy, trái cây là nguồn thực phẩm quý giá nhưng để tận dụng tối đa lợi ích, việc lựa chọn thời điểm ăn đóng vai trò rất quan trọng. Ăn trái cây đúng cách – đúng lúc – đúng loại không chỉ giúp tăng hiệu quả dinh dưỡng mà còn tránh được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe. Đặc biệt với những người có bệnh nền, hãy lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có lựa chọn phù hợp nhất.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để...
Thịt vịt thường bị xem là “béo” hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng...
Quả bơ là loại trái cây đặc biệt nhờ hàm lượng chất béo lành mạnh, chỉ một nửa quả bơ cỡ trung bình có lượng chất béo bằng một thìa canh dầu ô liu.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Quả mận là loại trái cây đặc trưng của mùa hè, hấp dẫn với vị chua ngọt và khả năng giải nhiệt. Tuy nhiên, đằng sau hương vị quyến rũ ấy, mận lại tiềm ẩn những tác dụng phụ...
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là “ăn cầu vồng” không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vào mùa hè nóng nực, việc giữ đủ nước càng trở nên cần thiết với mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi.
Làn da cũng như cơ thể cần được ’thở' và thanh lọc định kỳ để luôn khỏe mạnh, tươi sáng. Khi bụi bẩn, dầu thừa và độc tố từ môi trường tích tụ, da dễ xỉn màu, nổi mụn.
Không cần đến phòng gym hay tập luyện cường độ cao, bạn vẫn có thể cải thiện vòng eo với những tư thế yoga nhẹ nhàng. Dưới đây là 6 tư thế yoga giúp siết cơ bụng dễ dàng tập...
Thay vì sử dụng các sản phẩm thương mại chứa hương liệu hoặc chất bảo quản, nhiều người lựa chọn tự làm xịt khoáng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên, an toàn. Trong số đó, xịt...