Cập nhật:  GMT+7

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.

Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn. Bánh sắn ngày ấy không có nhân, người dân lấy đũa chọc một lỗ thủng ở giữa, cho bánh nhanh chín đều nên được gọi vui là bánh sắn “nhân đũa”. Ngày nay, bánh sắn nhân đũa đã được thay bằng bánh có nhân gồm nhân đậu xanh (bánh ngọt) và nhân thịt (bánh mặn).

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Trước đây, bánh sắn được gọi là bánh của người nghèo bởi được làm từ loại nguyên liệu rẻ tiền là sắn.

Đối với người dân Phú Thọ, hầu như ai cũng biết làm bánh sắn, nhưng để làm bánh sắn ngon lại là một câu chuyện khác. Theo chị Đỗ Thanh Hà, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, bánh sắn có thể làm từ củ sắn tươi hoặc sắn bột phơi khô. Sắn được tách vỏ, rửa sạch, lọc bỏ xơ rồi dùng bàn mài thành bột nhuyễn. Vắt hỗn hợp trên để lấy bã, phần nước còn lại chờ cho lắng đọng để thu được phần tinh bột tươi màu trong sau đó trộn bột với bã, nhào kĩ đến khi hỗn hợp bột dẻo, sánh mịn là được.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Khâu làm bánh sắn cũng khá cầu kỳ.

Khi làm bánh, người dân sẽ đun nước sôi đun rồi dội từ từ vào chậu bột, vừa dội nước vừa dùng đũa đảo nhanh tay để bột hòa vào với nước. Sau khi nước và bột quyện lại với nhau, nhào thật kỹ đến khi bột thật dẻo. Càng nhào kỹ bánh sẽ càng dẻo và ngon.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Nguyên liệu làm bánh sắn.

Khâu quan trọng không kém là nhân bánh. Với nhân ngọt, đỗ xanh ngâm nước nóng sau đó đãi sạch vỏ, cho lên nấu cơm đỗ, dùng thìa miết vụn cơm đỗ, nêm chút đường, nắm thành những nắm nhỏ cùng lạc rang, vừng, dừa,... Nhân mặn gồm thịt băm nhuyễn cùng hành khô và mộc nhĩ, cho lên bếp xào qua với 1 chút dầu ăn và nêm 1 chút gia vị.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Bánh sắn có hai loại là nhân ngọt và nhân mặn.

Lá chuối rửa sạch bụi bẩn, dùng khăn lau khô rồi tước ra thành nhiều lá nhỏ bằng 3 ngón tay. Bột sắn chia thành những phần bằng quả trứng vừa ăn. Cán mỏng bột sắn khéo léo rồi cho nhân vào sau đó nặn thành những chiếc bánh xinh xinh rồi bọc lại bằng lá chuối để khi sôi bánh không bị dính vào nhau.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Những chiếc bánh sắn xinh xắn.

Sau khi làm xong bánh, người dân sẽ lần lượt xếp bánh vào nồi đồ sôi khoảng 40 phút. Khi chín bánh sẽ có màu trong mịn, có vị thơm của sắn lẫn vị bùi, béo của nhân đỗ xanh, hành, thịt băm tạo nên cảm giác vừa thanh vừa ngon nhất là khi ăn kèm với vừng lạc càng tăng nên độ ngon, hấp dẫn. Bánh đặc biệt ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Bánh sắn được hấp trong khoảng 40 phút.

Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm món ăn độc đáo này và khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất Tổ linh thiêng.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Giá bánh sắn có giá khá mềm khoảng 50.000- 60.000/chục.

Còn nếu chưa có dịp ghé thăm Phú Thọ, các tín đồ mê ẩm thực vẫn có cơ hội thưởng thức món ngon này bởi hiện, bánh sắn được bán rộng rãi ở nhiều tỉnh miền Bắc. Chị Nguyễn Phương Hà, một người chuyên bán bánh sắn online tại Hà Nội cho biết, bánh chị bán là loại bánh sống được hút chân không. Bánh này mua về có thể để ngăn mát tủ lạnh cả tháng. Khi ăn cho bánh chỉ cần cho lên nồi hấp chín, vẫn ngon. Giá bánh sắn giao động từ 50.000- 60.000 đồng/chục chiếc.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Vị thơm của sắn và lá chuối kết hợp với vị béo của đậu xanh và thịt băm đã tạo ra vị ngon đặc trưng của bánh sắn.

Chị Phương Hà cho biết thềm, khách hàng mê bánh sắn Phú Thọ bởi độ dẻo thơm đặc trưng của sắn hòa quyện cùng vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt, vị thơm của lá chuối. Tất cả gợi cảm giác ngon miệng mỗi khi thưởng thức.

Việt Phú


Việt Phú

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Người Mông dưới chân núi Củm Cò
2024-11-20 11:39:00

baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...

Mùa hoa dã quỳ nơi Đất Tổ

Mùa hoa dã quỳ nơi Đất Tổ
2024-10-30 06:29:00

baophutho.vn Trong thời tiết giao mùa đón gió đông là lúc hoa dã quỳ nở rộ, nhuộm vàng những nơi hoa xuất hiện. Cuối những ngày tháng 10, khi thời tiết trở...

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường
2024-10-17 09:23:00

baophutho.vn Xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn có 86% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Cùng với tiếng nói, trang phục, ẩm thực, công cụ lao động...thì nghệ thuật...

Bình minh trên những đồi chè “bát úp” ở Phú Thọ

Bình minh trên những đồi chè “bát úp” ở Phú Thọ
2024-10-16 15:30:00

Tọa lạc tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 125km, đồi chè Long Cốc sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách đam mê...

Mùa hoa sữa về trên phố

Mùa hoa sữa về trên phố
2024-10-11 08:54:00

baophutho.vn Từ lâu, hoa sữa đã trở thành nét đặc trưng của TP Việt Trì vào độ cuối thu. Những chùm hoa li ti tỏa mùi hương nồng nàn, ngập tràn trên đường...

Bánh tai Hà Thạch

Bánh tai Hà Thạch
2024-10-06 07:05:00

baophutho.vn Từ món bánh dân dã gắn bó nhiều năm với đời sống của người dân thị xã Phú Thọ nói riêng và người dân Đất Tổ nói chung, chiếc bánh tai đã trở...

Tới Phú Thọ, nhớ ăn bún cọ

Tới Phú Thọ, nhớ ăn bún cọ
2024-10-05 15:24:00

Phú Thọ là vùng đất của rừng cọ, đồi chè. Đời sống của người dân gắn bó keo sơn với cây cọ bao đời nay. Lá cọ xưa thường được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành....

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long