{title}
{publish}
{head}
Mới đó mà đã hơn 10 năm ông tôi đi xa. Tôi - đứa trẻ con năm nào líu ríu theo dì, theo mẹ về quê giờ đã trở thành người mẹ, lại vẫn líu ríu dắt hai đứa con nhỏ về thăm quê ngoại mà lòng vẫn không hết bồn chồn.
(Ảnh minh họa)
Vẫn con ngõ nhỏ cong queo uốn theo cả một bờ rào duối dại rậm rịt đang mùa trái vàng. Từng trái duối lưu lại trong tôi những hồi hộp ấm áp theo từng bước chân, từng nhịp thở. Từng tiếng ồ à líu lo của bọn trẻ như lại dắt tôi trở về với những kỷ niệm thơ ấu không quên.
Làng tôi, làng Bút Lĩnh (còn gọi là làng Bút Luyện) nằm ngay dưới chân hòn Nghiên. Xưa kia, đứng từ đầu làng nhìn ra phía Đông Bắc sẽ thấy sừng sững một dãy lèn đá vôi, ở đó có hai cột đá nhô lên như hai quản bút và một vũng đá giống cái nghiên mực sừng sững giữa các xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Hoan được dân làng gọi là Hòn Bút, Hòn Nghiên. Nhưng chắc do trời định, cái quản bút đó nghiêng đầu về phía làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) nên dẫu ở ngay dưới chân hòn Nghiên, làng Bút Lĩnh vẫn không phải là đất học. Dân làng quanh năm chỉ nhẫn nại cấy cày.
Ông bà ngoại và các cậu, các dì tôi lớn lên ở đó. Làng tôi chủ yếu trồng hoa màu, nông nhàn lại có thêm nghề đan đó. Vì thế, cuộc sống ở làng không trù phú nhưng cũng ấm áp, no đủ. Khi ngoài đồng lúa đã lên xanh thì khắp đường làng ngõ xóm, tre nứa lại được phơi trắng trời chuẩn bị cho mùa đan đó mới. Cái đó làng tôi được đan cẩn thận đến từng công đoạn một. Nứa sau khi được phơi khô, dùng chân đạp chòa cho tróc hết lông, hết xơ. Rồi mới bắt đầu kết mê, đan trỉ, vô vành dưới, vành trên, vô vành trong, vành ngoài, sau cùng kết đầu thì xong một cái đó vừa bền, vừa đẹp. Nhờ uy tín thế mà lâu dần nghề làm thêm những khi giáp hạt đó được xem như một nghề chính của làng.
Ông ngoại tôi là một người tài hoa. Cái tài hoa của người nông dân chân lấm tay bùn khéo léo chuốt từng sợi giang, sợi lạt để làm đó mưu sinh. Làng nhiều nhà làm đó, nhưng cái đó của ông tôi khác hẳn, chắc chắn, bóng đẹp, các nút thắt tinh tế và bền.
Ông tôi rất thích vẽ, trong cuốn vở học trò đầy những bản vẽ của ông tôi. Ông bảo, cụ cố tôi trước là thủ thư giữ đình làng, những lưu giữ của làng được ông giữ gìn rất cẩn thận. Sau này bom Mỹ phá hoại, mất hết. Cụ đến khi mất vẫn cứ ước mơ sau này con cháu làm ăn khấm khá sẽ phục dựng lại những thứ của cha ông xưa để lại. Ông ngoại tôi hồi đó không ai bảo lặng lẽ vẽ lại những hoa văn đình chùa như các loại kìm nóc, mái đao, ổ long phụng, mặt nguyệt, cuốn thư, tranh tứ linh...
Ông tôi làm việc đó một cách tự nguyện, cần mẫn năm này qua năm khác trên khắp các đình làng xung quanh. Những ô cửa ruỗng mọt, những viên ngói vỡ được ông lưu giữ lại trong từng nét vẽ mềm mại và sống động của mình mà không cần ai động viên hay tán thưởng. Những nét vẽ đó ông vẫn thường dạy tôi vẽ bằng cách vê lấy một nùi lá khoai hay lấy một cục than củi vẽ mẫu cho tôi trên sân phơi mỗi ngày đẹp trời. Sau này, khi phục dựng đình làng, mọi người mới thấy được hết sự vô giá trong cuốn sổ nhỏ bé mà ông tôi để lại.
Có những điều làm tôi nhớ rất lâu và rất lâu sau đó nó trở về vẹn nguyên như đang trải ra trước mắt đẹp đẽ và sống động đến không ngờ... Tôi gọi đó là nguồn cội. Tất cả những thứ đó tôi giữ mãi không quên trong lòng.
Ngay cả những cái cây... Vườn xưa ngoại trồng có đến 10 cây dừa quanh năm trái sai lúc lỉu. Về đến đầu làng đã thấy bóng nó cao vóng lên giữa những um tùm cây lá rồi. Và nhìn kỹ, sẽ thấy lúc đó trên một thân cây dừa lúc góc này, lúc góc kia, cậu tôi đang thả những quả dừa vừa hái xuống đất. Những lúc như thế, cái tín hiệu nho nhỏ nhưng chứa đầy thông điệp của nhà ngoại tôi: thể nào cũng có khách về.
Khách thường là chúng tôi. Những vị khách khó tính ương bướng mè nheo và hay làm mình làm mẩy! Ấy thế mà gia chủ cứ chiều lấy chiều để, xoắn xuýt bỏ bê công việc đến cả gần tuần trời. Khổ thân cậu út, cứ như ông thiên lôi ngoại chỉ đâu đánh đó. Cứ thoăn thoắt trèo dừa hái quả bất cứ cây nào ông chỉ.
Chúng tôi hồi đó sướng. Sướng nhất là chị Chi. Là con đầu cháu sớm được cưng nựng nhiều, nước dừa tươi người ta chẳng mấy khi được uống, thế mà ông cứ bảo cậu chặt cả chục quả cho vào chậu để tắm rôm sẩy cho chị, sung sướng không ai bằng! (có lẽ vì thế mà sau này, trong đám con gái của mẹ tôi, chị gắn bó với quê nhiều nhất!).
Tôi sau này chẳng còn có món tắm nước dừa, nhưng sau mỗi chuyến “kinh lý” quê Quỳnh thể nào cũng phải lúc lỉu vài chục quả dừa đã được cậu đánh sạch vỏ. Vỏ dừa được cậu phơi đầy sân hàu dùng làm củi đun bếp. Dì út thích đun củi dừa hơn đun rơm (vì dì còn mải đọc sách đến quên cả đẩy lửa) còn tôi chỉ thích tút rơm ngoài cây, những cây rơm còn sót lại đôi hạt lúa sót bị đun trong lửa, nổ tí tách những hạt cốm trắng phải nhanh tay cời ra khỏi cháy.
Bóng làng là vậy. Lặng lẽ, bình yên và rất đỗi quen thuộc. Thơm như mùi lá khoai vẽ trên sân hàu ngày nắng. Từ đó mà không biết bao thế hệ con cháu của ông tôi sau này trở thành họa sĩ, có gallery (phòng trưng bày - P.V) tranh riêng vẫn không thể nào quên đi được khung tranh đầu tiên trong đời bên góc sân phơi.
Thời đó giờ xa xôi rồi! 10 cây dừa giờ chỉ còn 3, không còn sum suê trái nữa. Nó cũng đã già theo tháng năm khi người trồng cây cũng đã hóa mây trời. Chúng tôi rồi cũng rời xa nhau... một năm chỉ về một lần ngày giỗ ông nhưng không còn đông đủ nữa. Để những kỷ niệm vẫn còn thức mãi, tôi đã bàn với các em rằng: Từ nay, dẫu ai đi đâu về đâu, đến ngày giỗ ông cũng cố thu xếp để về. Về để không cho kỷ niệm có cơ hội mà ngủ quên.
Chúng tôi về rồi đi. Chỉ mình cậu út lặng lẽ tiễn đám miền xuôi miền ngược tự nhiên thấy chùng lòng. Tôi đứng lặng nhìn cậu. Cậu giờ tóc đã pha sương. Tôi cũng đã toan về già mất rồi, thế mà cậu vẫn vậy, vòng tay ôm tôi xoa đầu như thời còn bé dại.
Khoảnh khắc bình yên đó, quên sao đành...!
Lâm Lâm (Theo Báo Hà Tĩnh)
Cuốn sách là một nghiên cứu công phu, toàn diện về sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội khi trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc...
Năm 1996, nhận lời mời của Thành đoàn Hải Phòng, tôi được Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - nhà thơ Dương Kỳ Anh cử về tham gia Ban Giám khảo Cuộc thi Người đẹp Hải Phòng chọn thí...
Chiều nay đi làm về, chưa kịp vào nhà mẹ đã hỏi: Con thấy nhà mình có gì khác không? Ta nhìn quanh quẩn rồi bất chợt thảng thốt, rưng rưng xúc động không nói nên lời khi ở hiên...
Không biết tự bao giờ mà mùa đông đã trở thành mùa nhớ? Phải chăng chính cái rét đặc trưng như muốn cắt da cắt thịt của nó mà khiến cho người ta tìm đến nỗi nhớ như thể là một...
Gió mát se sẽ luồn vào bờ tóc rối để con bé kịp nhận ra một điều tuyệt vời là bốn phía hôm nay đều một màu sương mù. Sực nhớ tới lời hẹn của chúng bạn, con bé ăn quàng bát cơm...
baophutho.vn Ngày 12/12, tại Vườn lan Mộc Hương (phường Vân Phú, TP. Việt Trì), bức tranh sơn mài “Sơn hà cẩm tú” được ra mắt, thu hút sự quan tâm của đông...
Lâu nay, bạn đọc Việt Nam biết đến văn học Nhật Bản phần nhiều là qua các tác giả
Nguyễn Thế Kiên là nhà thơ thế hệ 7X, quê Ý Yên, Nam Định. Đó là vùng đất trũng, dù có nhiều nghề thủ công truyền thống, nhưng từ thời Lý, Trần đã nổi danh nghề nông. Thực sự,...
Buổi ra mắt tập di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “Anh hùng còn chi” với sự tham gia của họa sĩ Lê Thiết Cương - người bạn thân thiết của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đồng...
Vào tối 16 và 17/12, tại Nhà hát Thành phố, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TPHCM (Saigon Concert) phối hợp với Arabesque Việt Nam tổ chức công diễn vở múa ballet đương...
Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru của Hàn Quốc vừa phát động cuộc thi “Sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” với chủ đề “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới”.
Hằng năm, cứ độ tháng 11, tiết trời nắng mưa thất thường, hình ảnh mái trường làng cùng thầy cô giáo cũ hiện về trong tôi, mồn một.